Soạn giáo án Công nghệ 4 cánh diều Bài 9: Lắp ghép mô hình cái đu
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Công nghệ 4 Bài 9: Lắp ghép mô hình cái đu - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 9: LẮP GHÉP MÔ HÌNH CÁI ĐU
(2 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kiến thức:
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Lựa chọn và sử dụng được một dụng cụ và chi tiết để lắp ghép được mô hình cái đu.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự lực lắp ghép được mô hình theo sự phân công, hướng dẫn và đúng thời gian quy định.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Hình thành được ý thức làm việc theo quy trình.
Năng lực riêng (năng lực công nghệ):
- Năng lực nhận thức công nghệ: Nhận biết được các bộ phận chính và yêu cầu sản phẩm mô hình cái đu.
- Năng lực sử dụng công nghệ:
+ Lựa chọn được dụng cụ và chi tiết để lắp ghép mô hình cái đu đúng yêu cầu.
+ Sử dụng được một số dụng cụ và chi tiết để lắp ghép được mô hình cái đu theo hướng dẫn.
+ Sử dụng, chơi đúng cách mô hình cái đu.
- Năng lực đánh giá công nghệ: Giới thiệu được sản phẩm do mình làm và nhận xét được sản phẩm theo các tiêu chí đánh giá.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức thực hành nghiêm túc, luôn cố gắng đạt kết quả tốt.
- Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn dụng cụ, chi tiết lắp ghép, nhắc nhở mọi người chấp hành đúng quy định về gọn gàng, ngăn nắp sau giờ học.
- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với GV:
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật; danh mục chi tiết, dụng cụ cần dùng để lắp một mô hình cái đu.
- Một số hình ảnh mô hình cái đu và tiến trình lắp ghép mô hình cái đu trong SGK.
- Một số mô hình cái đu.
- Video hướng dẫn các bước tiến hành lắp ghép mô hình cái đu.
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và nhu cầu tìm hiểu cách lắp ghép mô hình cái đu. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát 3 hình trang 45 SGK và trả lời câu hỏi: Trong các hình, mô hình cái đu nào được lắp ghép bằng bộ lắp ghép kĩ thuật? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Hình 2 là mô hình cái đu được lắp ghép bằng bộ lắp ghép kĩ thuật. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 9 – Lắp ghép mô hình cái đu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (A). SẢN PHẨM MẪU Hoạt động 1: Xác định bộ phận chính và yêu cầu sản phẩm mô hình cái đu a. Mục tiêu: HS nhận biết được các bộ phận chính và yêu cầu sản phẩm mô hình cái đu. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát các hình trong mục A. SẢN PHẨM MẪU trang 45 SGK và trả lời các yêu cầu: (1) Em hãy nêu tên các bộ phận chính của mô hình cái đu. (2) Hãy nêu yêu cầu sản phẩm mô hình cái đu. - GV gọi 1 – 2 HS trả lời, HS nhóm khác nhận xét và bổ sung. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho nhóm bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Mô hình cái đu gồm giá đỡ cái đu và ghế cái đu. + Yêu cầu sản phẩm là: lắp ghép đầy đủ, đúng các chi tiết; mối ghép giữa các chi tiết chắc chắn; ghế cái đu chuyển động được. - GV cùng HS thống nhất: + Các bộ phận chính của mô hình cái đu: 2 bộ phận chính (giá đỡ cái đu và ghế cái đu), cần lắp ghép từng bộ phận chính rồi mới lắp 2 bộ phận chính thành sản phẩm hoàn chỉnh. + Các yêu cầu sản phẩm mô hình cái đu dùng để đánh giá sản phẩm do HS làm ra.
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH (B). CHUẨN BỊ CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ LẮP GHÉP Hoạt động 1: Chuẩn bị dụng cụ, chi tiết để lắp ghép mô hình cái đu a. Mục tiêu: Lựa chọn được dụng cụ, chi tiết để lắp ghép mô hình cái đu đúng yêu cầu. b. Cách tiến hành - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS. - GV yêu cầu nhóm HS quan sát sản phẩm mẫu, hình ảnh các dụng cụ, chi tiết gợi ý trong SGK và thảo luận lựa chọn chi tiết, dụng cụ và lấy đúng số lượng cần thiết. Bảng thống kê chi tiết, dụng cụ lắp ghép mô hình cái đu
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày chuẩn bị của nhóm. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho nhóm bạn (nếu có). - GV cùng HS thống nhất về số lượng các dụng cụ, chi tiết cần thiết để lắp ghép mô hình cái đu. - GV lưu ý HS: Lấy từ bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật đủ các chi tiết, dụng cụ cần thiết, sắp xếp ở từng khu vực khác nhau để dễ quan sát và dễ lấy. (C). LẮP GHÉP MÔ HÌNH Hoạt động 2: Lắp ghép mô hình cái đu theo hướng dẫn a. Mục tiêu: Sử dụng được một số dụng cụ và chi tiết để lắp ghép được mô hình cái đu theo hướng dẫn. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1. Làm mẫu quan sát - GV chiếu hình ảnh và video lắp ghép mô hình cái đu: - GV sử dụng các dụng cụ, chi tiết đã lựa chọn làm mẫu từng bước lắp ghép mô hình cái đu. - GV nhắc nhở HS: Thực hiện theo đúng trình tự các bước, lưu ý một số thao tác khó như: + Bước 1: Dùng vít ngắn để ghép ở thao tác 1 và 2, thao tác 3 phải dùng vít nhớ vì phải ghép 3 chi tiết. + Bước 2 (thao tác 2): Lắp ghép thành sau và tay cầm với mặt ghế ngồi (chú ý vị trí các thanh 7 lỗ). + Bước 2 (thao tác 3): Lắp trục vào tay cầm theo thứ tự: Đưa một đầu trục qua 2 thanh 7 lỗ, sau đó lồng 2 vòng hãm rồi xuyên qua 2 thanh 7 lỗ còn lại. Lắp 2 vòng hãm vào 2 đầu trục rồi đẩy các vòng hãm về đúng vị trí như trong hình của SGK. - GV dẫn dắt, đặt câu hỏi: Hai bộ phận chính của cái đu sẽ được ghép với nhau bằng chi tiết nào? - GV gọi 1 – 2 HS trả lời. Cả lớp nhận xét, bổ sung cho bạn. - GV nhận xét, chốt đáp án: Hai bộ phận chính của cái đu sẽ được ghép với nhau bằng chi tiết ốc ít. - GV cùng HS thống nhất về trình tự các bước chính lắp ghép mô hình cái đu: + Bước 1: Lắp ghép bộ phận giá đỡ cái đu + Bước 2: Lắp ghép bộ phận ghế cái đu + Bước 3: Lắp ghép các bộ phận để tạo thành mô hình cái đu + Bước 4: Kiểm tra mô hình lắp ghép Nhiệm vụ 2. Thực hành lắp ghép mô hình cái đu - GV phân chia các nhóm thực hành (4 – 6 HS/nhóm). - Mỗi nhóm chuẩn bị đầy đủ số lượng các dụng cụ, chi tiết cho tất cả thành viên sử dụng. - GV hướng dẫn HS thực hành: + Mỗi HS tự làm một sản phẩm theo các bước cho trước. + Các thành viên trong nhóm thảo luận, hỗ trợ bạn, thực hiện đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, thẩm mĩ. - GV lưu ý một số thao tác khó và hỗ trợ các nhóm HS khi cần thiết. - Sau khi hoàn thành, GV cho HS chơi thử mô hình cái đu, điều chỉnh để hoạt động tốt. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận các ý tưởng trang trí thêm trên mô hình cái đu.
(D). BÁO CÁO VÀ ĐÁNH GIÁ Hoạt động 3: Báo cáo và đánh giá sản phẩm mô hình cái đu a. Mục tiêu: Giới thiệu được sản phẩm mô hình cái đu của mình làm và nhận xét được sản phẩm theo các tiêu chí đánh giá. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm của mình và yêu cầu đại diện nhóm giới thiệu sản phẩm do mình làm ra (tên sản phẩm, các bộ phận chính, hoạt động hoặc cách chơi,...). - GV yêu cầu HS nhận xét sản phẩm của bạn dựa vào các tiêu chí trong phiếu tự đánh giá:
- GV nhận xét sản phẩm và thái độ làm việc của cả lớp, tổng kết kết quả đánh giá sản phẩm của nhóm/HS.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Chơi mô hình cái đu do mình làm ra đúng cách và rèn luyện tính gọn gàng, ngăn náp. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và thống nhất cách chơi, luật chơi. - GV tổ chức chơi cả lớp, HS cùng nhau chơi mô hình cái đu. - GV yêu cầu các nhóm tháo, sắp xếp, cất các chi tiết dụng cụ vào đúng vị trí trong hộp đựng của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. - GV yêu cầu HS đọc thông tin về vòng đu quay khổng lồ ở Mục “Em có biết?” trang 48 SGK và quan sát hình ảnh. Vòng đu quay khổng lồ gồm: Giá đỡ, bánh xe khổng lồ và nhiều ca bin (ghế ngồi) lắp trên bánh xe để chở hành khách. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài học Lắp ghép mô hình cái đu. + Đọc trước Bài 10 – Lắp ghép mô hình robot (SHS tr.49). |
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, sửa bài.
- HS ghi nhớ.
- HS chia thành các nhóm. - Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.
- Các nhóm xung phong trình bày.
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe lưu ý.
- HS chú ý quan sát.
- HS quan sát GV làm mẫu.
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, sửa bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chia thành các nhóm. - Các nhóm thực hiện theo yêu cầu. - HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
- HS chơi thử và điều chỉnh.
- Các nhóm HS thảo luận, lựa chọn và thực hiện trang trí sản phẩm theo ý thích của mình.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS đánh giá theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS tích cực tham gia trò chơi. - Các nhóm HS thực hiện yêu cầu. Các nhóm khác kiểm tra và nhận xét chéo. - HS thực hiện đọc, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS thực hiện theo yêu cầu. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo