Soạn giáo án chuyên đề tin học 10 khoa học máy tính KNTT Bài 13: Lập trình điều khiển một số phụ kiện

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 Bài 13: Lập trình điều khiển một số phụ kiện sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 13: LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN MỘT SỐ PHỤ KIỆN (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết điều khiển còi, đèn LED... trong robot.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • HS trả lời các câu hỏi của phần củng cố, phần luyện tập và viết chương trình lập trình mở rộng ở phần vận dụng. Trong quá trình thực hiện các yêu cầu, HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và kĩ năng lập trình điều khiển các cơ cấu ngoại vi khác…
  1. Phẩm chất
  • Hình thành ý thức trách nhiệm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần.
  • HS có thái độ tự giác, hợp tác khi thảo luận nội dung bài học.
  • HS trung thực hoàn thành đầy đủ các bài tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách chuyên đề học tập Định hướng khoa học máy tính 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Còi, đèn LED và vỉ điều khiển từ xa để minh họa cụ thể phần lí thuyết về cơ cấu giúp HS tiếp nhận tri thức dễ dàng hơn.
  • Các chương trình điều khiển còi, đèn LED và điều khiển hồng ngoại để dễ dàng minh họa và giải thích cho HS.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh: Sách chuyên đề học tập Định hướng khoa học máy tính 10, vở ghi, bút.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi ý cho HS biết robot có thể điều khiển còi và đèn LED, đồng thời có thể thực hiện khi nhận tín hiệu từ điều khiển hồng ngoại.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi rồi chỉ định một số HS trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi dựa vào hiểu biết của bản thân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em làm sao để robot có thể phát ra âm thanh, chuyển màu đèn LED? Khi nhận được tín hiệu từ điều khiển hồng ngoại robot sẽ làm gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS chú ý theo dõi, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS dựa vào hiểu biết của bản thân để đưa ra câu trả lời.

- HS khác nhận xét bổ sung.

Đáp án: Cần tìm hiểu nguyên lí hoạt động và sử dụng câu lệnh lập trình để điều khiển còi và đèn LED. Robot sẽ thực hiện hành động tương ứng với tín hiệu từ điều khiển hồng ngoại.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào bài học: Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau  khám phá cách điều khiển còi, đèn LED,... trong robot – Bài 13: Lập trình điều khiển một số phụ kiện.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Điều khiển còi

  1. Mục tiêu:

- HS hiểu được cách điều khiển còi bật và tắt.

- HS hiểu được cách điều khiển còi phát ra nốt nhạc.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc mục 1, trả lời các câu hỏi để tìm hiểu về các câu lệnh lập trình còi và câu lệnh điều khiển còi phát nốt nhạc.
  2. Sản phẩm học tập:

- HS hiểu được nguyên lí hoạt động của còi và nắm được câu lệnh điều khiển.

- HS hiểu được kí hiệu các nốt nhạc, nhịp và câu lệnh lập trình còi phát ra nốt nhạc.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện Hoạt động 1 SCĐ tr.59: Đọc, thảo luận về câu lệnh lập trình còi.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách trả lời các câu hỏi:

+ Để điều khiển còi chúng ta cần làm gì?

+ Câu lệnh Bật còi và Tắt còi tương ứng với mức điện áp như thế nào?

- GV yêu cầu HS đọc và phân tích ví dụ minh họa bật, tắt còi SCĐ tr.59.

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện Hoạt động 2 SCĐ tr.60: Đọc, thảo luận về câu lệnh lập trình còi phát nốt nhạc.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách trả lời các câu hỏi:

+ Câu lệnh còi phát ra nốt nhạc cần những tham số gì?

+ Em hãy nêu cấu trúc và ý nghĩa câu lệnh điều khiển còi.

+ Em hãy viết kí hiệu của nốt Đô ở 3 quãng thấp, trung và cao. Để trường độ là 2 nhịp (beat) thì tương ứng với kí hiệu nào trên khuôn nhạc?

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành Câu hỏi củng cố kiến thức SCĐ tr.61: Em hãy viết đoạn chương trình ngắn điều khiển robot di chuyển, khi gặp vật cản thì bật còi và dừng lại.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung thông tin mục 1, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Điều khiển còi

a) Câu lệnh điều khiển bật và tắt còi

- Để còi phát ra âm thanh, cần cung cấp điện áp cho còi.

- Bật còi tương ứng với điện áp cao nhất.

- Tắt còi tương ứng với điện áp thấp nhất hoặc ngừng cung cấp điện áp.

b) Ví dụ minh họa bật, tắt còi

- Chương trình sau minh họa thực hiện yêu cầu bật còi trong 1 giây, sau đó tắt 2 giây và quá trình đó được lặp lại 10 lần:

c) Câu lệnh điều khiển còi phát nốt nhạc

- Câu lệnh điều khiển còi phát ra các nốt nhạc cần có các tham số:

+ Cao độ: được điều khiển bằng tần số

cao thấp của điện áp cấp cho còi.

+ Trường độ: được điều khiển bằng thời gian cấp điện áp cho còi.

- Lệnh điều khiển còi:

- Kí hiệu của nốt Đô ở 3 quãng tương ứng là: C1, C2, C3. Nốt trắng tương ứng với 2 nhịp (beat) của trường độ.

- Câu hỏi (SCĐ - tr.61):

Chương trình có thể viết dưới dạng pseudocode như sau:

Hoạt động 2: Điều khiển đèn LED

  1. Mục tiêu: HS biết được câu lệnh lập trình điều khiển đèn LED.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc mục 2, trả lời các câu hỏi để tìm hiểu về các câu lệnh lập trình điều khiển đèn LED.
  3. Sản phẩm học tập: HS nắm được câu lệnh điều khiển đèn LED đơn sắc và hiểu rõ cấu trúc chương trình điều khiển đèn LED đơn sắc.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc và thực hiện nhiệm vụ trong Hoạt động 3 SCĐ tr.61: Đọc, thảo luận về câu lệnh lập trình điều khiển đèn LED.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách thực hiện các nhiệm vụ:

+ Em hãy nêu cấu trúc câu lệnh và ý nghĩa của lệnh điều khiển đèn LED đơn sắc.

+ Đọc và phân tích ví dụ minh họa yêu cầu bật tắt đèn LED đơn sắc được cắm ở cổng 1 có cường độ sáng 255 liên tục với thời gian giữa hai trạng thái là 1 giây).

- GV cho HS thảo luận cặp đôi, hoàn thành Câu hỏi củng cố kiến thức SCĐ tr.62: Em hãy viết chương trình điều khiển robot dò đường đi vòng quanh sa bàn, nếu gặp vật cản thì bật còi, bật đèn LED đỏ ở cổng 1 trong suốt thời gian có vật cản phía trước. Robot rẽ trái để tránh vật cản, khi vật cản đã ở xa thì bật đèn LED xanh lá cây ở cổng 2 trong 1 giây báo hiệu an toàn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung thông tin mục 2 và thực hiện yêu cầu.

- HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành câu hỏi củng cố kiến thức.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Điều khiển đèn LED

a) Câu lệnh điều khiển đèn LED

Lệnh

Tham số

Mô tả ý nghĩa

Bật đèn LED (cổng, cường độ sáng)

- cổng: vị trí cắm của đèn LED.

- cường độ sáng: số nguyên từ 0 đến 255

Bật đèn LED tại vị trí cắm với cường độ sáng tương ứng với số nguyên .

Tắt đèn LED (cổng)

cổng: vị trí cắm của đèn.

Tắt đèn LED tại vị trí cắm .

b) Ví dụ minh họa

Với yêu cầu điều khiển đèn LED đơn sắc, ta có chương trình minh họa như sau:

- Câu hỏi (SCĐ - tr.62):

Chương trình có thể viết dưới dạng pseudocode như sau:

Hoạt động 3: Điều khiển robot từ xa

  1. Mục tiêu: HS nắm được kiến thức về vỉ điều khiển từ xa và câu lệnh nhận tín hiệu hồng ngoại.
  2. Nội dung: HS đọc nội dung mục 3, tìm hiểu câu lệnh lập trình nhận tín hiệu hồng ngoại.
  3. Sản phẩm học tập: HS hiểu và phân tích được các thiết bị điều khiển từ, đồng thời hiểu câu lệnh nhận tín hiệu hồng ngoại.
  4. Tổ chức hoạt động:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề tin học 10 theo định hướng khoa học máy tính kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 kết nối Bài 13: Lập trình điều khiển một số, GA word chuyên đề Khoa học máy tính 10 kntt Bài 13: Lập trình điều khiển một số, giáo án chuyên đề Khoa học máy tính 10 kết nối tri thức Bài 13: Lập trình điều khiển một số

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC