Soạn giáo án chuyên đề Sinh học 10 KNTT bài 2: Tế bào gốc và một số thành tựu

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Sinh học 10 bài 2: Tế bào gốc và một số thành tựu sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: TẾ BÀO GỐC VÀ MỘT SỐ THÀNH TỰU

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm tế bào gốc
  • Trình bày được một số thành tựu trong sử dụng tế bào gốc
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học tập và nghiên cứu về tế bào gốc; xác định được hướng phát triển phù hợp sau cấp Trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến tế bào gốc và ứng dụng tế bào gốc.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến môn Sinh học; ý tưởng và thảo luận các vấn đề về tế bào gốc phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
  • Năng lực riêng:
  • Nhận thức sinh học: Nêu được khái niệm tế bào gốc; Trình bày được một số thành tựu trong sử dụng tế bào gốc
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được tại sao công nghệ tế bào gốc hiện này là một trong các biện pháp quan trọng rong việc giải quyết các vấn đề của y học.
  1. Phẩm chất
  • HS thấy yêu thích môn học hơn, đam mê hơn với khoa học và công nghệ
  • Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Sách chuyên đề học tập Sinh học 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Hình ảnh về sự biệt hóa tế bào ; quy trình một số phương pháp ứng dụng tế bào gốc
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Sinh học 10.
  • Giấy A4, bảng vẽ, bút lông

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nguồn gốc các tế bào mới thay thế cho các tế bào chết và bị tổn thương
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề : Hằng ngày, cơ thể mỗi người phải tạo ra hàng tỉ tế bào mới để thay thế cho các tế bào chết và bị tổn thương.

 

- GV đặt câu hỏi : Các tế bào mới này ra có nguồn gốc từ đâu ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS đưa ra dự đoán cá nhân về tình huống mở đầu.

- HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó, GV dẫn dắt vào bài học: Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của các tế bào mới được tạo ra mỗi ngày trong cơ thể , chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Bài 2 – Tế bào gốc và một số thành tựu.  

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tế bào gốc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- HS nêu được khái niệm tế bào gốc

- Phân loại được các loại tế bào gốc  

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin tr.11, 12 tìm hiểu về tế bào gốc

- HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm học tập: HS ghi và vở và ghi nhớ được các kiến thức trọng tâm về tế bào gốc, thực hiện các yêu cầu mà GV đưa ra
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nghiên cứu nôi dung trong SCĐ  tr12, thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau :

+ Thế nào là tế bào gốc ?

+ Có bao nhiêu loại tế bào gốc và chúng được phân loại theo các tiêu chí nào ? 

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I, sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận tìm hiểu về cách phân loại tế bào gốc dựa vào tiềm năng biệt hóa

 + Vòng 1: Nhóm chuyên gia 

GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ độc lập:

·         Nhóm 1: Tìm hiểu về tế bào toàn năng

·         Nhóm 2: Tìm hiểu về tế bào gốc vạn năng

·         Nhóm 3: Tìm hiểu về tế bào gốc đa tiềm năng

·         Nhóm 4: Tìm hiểu về tế bào gốc đơn năng

Các nhóm làm việc nhóm trong vòng 5 phút, sau khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến, mỗi thành viên phải trình bày trước nhóm của mình một lượt, như là chuyên gia.

+ Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép 

·         Thành lập nhóm các mảnh ghép: Mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất một thành viên của nhóm chuyên gia.

·         Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả nhóm kết quả tìm hiểu ở nhóm chuyên gia.

·         Nhóm mảnh ghép thực hiện nhiệm vụ chung:

Ø Loại tế bào gốc nào có tiềm năng biệt hóa lớn nhất?

Ø Loại tế bào gốc nào được tạo ra bởi các đột biến từ các tế bào gốc bình thường?

Ø Tại sao chỉ phần lớn các loại tế bào gốc được dùng trong điều trị bệnh mà không phải tất cả các loại?

·         Các nhóm lần lượt trình bày tóm tắt các ý kiến chung của nhóm. 

à GV nhận xét, đánh giá, tổng kết. 

- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về cách phân loại tế bào gốc theo vị trí phát sinh.

+ Nếu ở phôi thì gọi là tế bào gốc phôi

+ Nếu ở mô trưởng thành thì gọi là tế bào gốc trưởng thành

à GV phân tích cho HS : Ở các mô và cơ quan của cơ thể trưởng thành luôn tồn tại một số lượng nhỏ các tế bào gốc trưởng thành, Những tế bào này có thể phân chia và biệt hoá để thay thế các tế bào chuyên hóa bị già hoặc bị tổn thương

Ví dụ: Các tế bào gốc trong tuỷ xương có thể biệt hoá thành các loại tế bào máu khác nhau thay thế các tế bào già hoặc các tế bào bị tổn thương. 

à Hình 2.2 cho thấy tế bào gốc phân chia và tạo ra các tế bào gốc khác nhưng đồng thời một số lại có thể biệt hoá thành các tế bào khác nhau tuỳ thuộc vào những tín hiệu hoá học mà chúng nhận từ các tế bào lân cận.

- GV giới thiêu về cách phân chia tế bào gốc theo nguồn gốc xuất xứ

+ Tế bào gốc tự nhiên (tế bào gốc phôi và tế bào gốc trưởng thành)

+ Tế bào gốc cảm ứng (những tế bào gốc được hình thành bằng cách giải biệt hóa các tế bào chuyên hóa thành tế bào gốc nhằm mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu quá trình biệt hóa tế bào).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục I, thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

I. Tế bào gốc

- Tế bào gốc là tế bào có khả năng phân chia và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau. Trong cơ thể, các tế bào gốc phân chia biệt hóa thay thế các tế bào bị chết hoặc tổn thương

- Phân loại tế bào gốc

+ Dựa vào tiềm năng biết hóa thành nhiều hay ít loại tế bào chuyên hóa

·        Tế bào gốc toàn năng

·        Tế bào gốc vạn năng

·        Tế bào gốc đa tiềm năng

·        Tế bào gốc đơn năng

+ Dựa vào vị trí phát sinh : tế bào gốc phôi, tế bào gốc trưởng thành,…

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu thành tựu trong sử dụng tế bào gốc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- HS trình bày được một số thành tựu trong sử dụng tế bào gốc

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SCĐ, tìm hiểu về thành tựu sử dụng tế bào gốc

- HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở một số thành tựu trong việc sử dụng tế bào gốc, trả lời câu hỏi mục dừng lại và suy ngẫm.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục II, quan sát Hình 2.3 tr.13 và trả lời câu hỏi:

·        Các nhà khoa học sử dụng các loại tế bào gốc nhằm những mục đích gì ?

·        Nêu một số thành tựu trong sử dụng tế bào gốc

- GV chiếu video cho HS quát sát thêm về ứng dụng của tế bào gốc (link video)

- GV hướng dẫn HS tự đọc mục Kiến thức cốt lõi tr.15.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, video GV trình chiếu.

- HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

II. Thành tựu trong sử dụng tế bào gốc

- Tế bào gốc được sử dụng để nghiên cứu quá trình biệt hoá tế bào; nghiên cứu trong hỗ trợ chữa trị một số bệnh ở người (ung thư, tiểu đường type1,...)

- Sử dụng các loại tế bào gốc bước đầu thành công trong tạo ra mô, cơ quan,... của cơ thể người, đem lại triển vọng tạo ra các cơ quan, tạng để thay thế cho người bệnh và chống lại hiện tượng đào thải sau ghép.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi Luyện tập.
  3. Ni dung: GV đưa ra nhiệm vụ; HS sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp:

- Kết quả trả lời câu hỏi 1 phần luyện tập và vận dụng tr14

  1. T chc thc hin

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Trả lời các câu hỏi 1 SCĐ - tr.14

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra câu trả lời

- GV quan sát quá trình HS thảo luận, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Câu 1.

Hồng cầu trưởng thành ở người là loại tế bào đã bị mất nhân. Tế bào hồng cầu chủ yếu chứa các phân tử hemoglobin có chức năng vận chuyển oxygene. Việc mất nhân khiến tế bào có thể chứa được nhiều phân tử hemoglobin hơn, tăng khả năng vận chuyển oxygene của hồng cầu. Bên cạnh đó, việc duy trì nhân là không cần thiết lại gây tiêu tốn nhiều năng lượng.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: HS biết vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi Vận dụng.
  3. Ni dung: GV đưa ra nhiệm vụ; HS sử dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp:

- Câu trả lời của HS về ý tưởng thiết kế thí nghiệm kiểm chứng một loại tế bào chuyên hóa của cơ thể động vật hoặc thực vật vẫn còn tính toàn năng

- Câu trả lời của HS giải tích về ý nghĩa của thí nghiệm cho thấy rằng phôi có tế bào được chuyển vị trí phát triển rất dị dạng khác với ở phôi đối chứng.

  1. T chc thc hin

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Trả lời các câu hỏi 2, 3, SCĐ – tr14

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra câu trả lời

- GV quan sát quá trình HS thảo luận, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Câu 2.

Để kiểm tra xem tế bào chuyển hoá còn đầy đủ vật chất di truyền hay không ta có thể nuôi cấy tế bào cho chúng phân chia và kiểm tra bộ nhiễm sắc thể hoặc kiểm tra hàm lượng DNA trong tế bào.

Câu 3.

Khi chuyển tế bào phôi từ vị trí này sang vị trí khác dẫn đến phôi phát triển có những dị dạng nhất định chứng tỏ tín hiệu từ các tế bào lân cận ảnh hưởng đến quá trình biệt hoá tế bào thành loại tế bào chuyển hoá nhất định.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

*Hướng dẫn về nhà:

- HS ôn lại kiến thức đã học

- Đọc trước bài mới: Bài 3. Công nghệ tế bào động vật và thành tựu

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề sinh học 10 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án chuyên đề Sinh học 10 kết nối bài 2: Tế bào gốc và một số, GA word chuyên đề Sinh học 10 kntt bài 2: Tế bào gốc và một số, giáo án chuyên đề Sinh học 10 kết nối tri thức bài 2: Tế bào gốc và một số

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO:

  • Khi đặt đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Nếu đã tin tưởng, thầy cô chọn phương án này. Phí giáo án rẻ hơn và cũng đỡ rích rắc

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC