Soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 chân trời sáng tạo CĐ 3 Hoạt động 3: Một số danh nhân quân sự Việt Nam

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Lịch sử 11 CĐ 3 Hoạt động 3: Một số danh nhân quân sự Việt Nam sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

 

HOẠT ĐỘNG 3: MỘT SỐ DANH NHÂN QUÂN SỰ VIỆT NAM

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu được thân thế, sự nghiệp của một số danh nhân quân sự trong lịch sử Việt Nam.

- Đánh giá được vai trò của danh nhân quân sự trong lịch sử Việt Nam.

- Có ý thức trân trọng những đóng góp của các danh nhân quân sự trong lịch sử dân tộc.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm, khai thác Hình 3.5 – 3.7, mục Em có biết, thông tin mục 3a – 3c SGK tr.41 – 43 và thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành bảng thống kê về các danh nhân quân sự trong lịch sử dân tộc.
  2. Sản phẩm: Bảng thống kê về các danh nhân quân sự trong lịch sử dân tộc của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo theo 6 nhóm (Đã được phân công ở Hoạt động 2).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Khai thác Hình 3.5 – 3.7, mục Em có biết, thông tin mục 3a – 3c SGK tr.41 – 43 và thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành bảng thống kê về các danh nhân quân sự trong lịch sử dân tộc.

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về danh nhân Trần Quốc Tuấn.

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về danh nhân Nguyễn Huệ.

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về danh nhân Võ Nguyên Giáp.

Danh nhân quân sự

Thời kì

Công lao

Trận đánh nổi tiếng

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về các danh nhân Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, Võ Nguyên Giáp (Đính kèm phía dưới Hoạt động 3).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, hoàn thành bảng theo mẫu và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày về thân thế, sự nghiệp của một số quân sự theo bảng mẫu.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Trần Quốc Tuấn là nhà quân sự kiệt xuất của dân tộc, đã thống lĩnh quân đội nhà Trần giành thắng lợi vẻ vang trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Nhân dân tôn vinh ông là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi.

+ Tài năng của Quang Trung bao quát trên nhiều mặt nhưng lĩnh vực tỏa sáng nhất là quân sự. Ông đã đưa tư tưởng và nghệ thuật quân sự Việt Nam phát triển lên một đỉnh cao mới. Tinh thần tiến công mãnh liệt, lối đánh thần tốc, bất ngờ là nét nổi bật nhất trong tư tưởng và nghệ thuật quân sự của Quang Trung - Nguyễn Huệ. Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, từ tuổi 18 tham gia khởi nghĩa cho đến lúc từ trần ở tuổi 39, Nguyễn Huệ chỉ có thắng, chưa hề bại và ghi vào sử sách nhiều chiến công chói lọi.

+ Võ Nguyên Giáp là vị Đại tướng đầu tiên và là Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông được đánh giá là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất trong lịch sử nhân loại.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Một số danh nhân quân sự Việt Nam

Bảng thống kê về các danh nhân quân sự Việt Nam đính kèm phía dưới Hoạt động 3.

 

TƯ LIỆU VỀ MỘT SỐ DANH NHÂN QUÂN SỰ VIỆT NAM

1. Trần Quốc Tuấn

     Cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn và ông đã tỏ ra là một bậc hiền tài. Thù nhà ông không đặt lên trên quyền lợi dân nước, xã tắc. Ông đã biết dẹp thù riêng, vun trồng cho mối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ của đại thắng. Bấy giờ quân Nguyên sang xâm chiếm Việt Nam. Trần Quốc Tuấn đã giao hải hòa hiếu với Trần Quang Khải. Hai người là hai đầu mối của hai chi trong họ Trần; sự hòa hợp của hai người chính là sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hung hãn. Vua giao quyền tiết chế cho Trần Quốc Tuấn. Ông biết dùng người tài như các anh hùng Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng,… đều từ cửa tướng của ông mà ra. Ông rất thương binh lính và họ cũng rất tin tưởng ông. Đội quân cha con ấy trở thành đội quân bách thắng. Ông soạn hai bộ “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc, biết dĩ đoản binh chế trường trận. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu. Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Mông – Nguyên, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn.

Tranh vẽ Trần Hưng Đạo, thời Nguyễn

Tượng đài Trần Hưng Đạo, Công trường Mê Linh, TP. Hồ Chí Minh

Tượng đồng Trần Hưng Đạo

 tại đền Kiếp Bạc

Tượng thờ Đức Thánh Trần trong

đền Ngọc Sơn (TP. Hà Nội)

   

Đền thờ Trần Hưng Đạo, Hồ Chí Minh

Đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

Lễ giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (Vũng Tàu)

Lễ khai hội Đền Thượng (Lào Cai)

 

   

Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc (tỉnh Hải Dương), tưởng niệm 722 năm

ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn

https://www.youtube.com/watch?v=nr8BTuNushk

(GV cho HS xem video tùy thời gian và thực tế giảng dạy tại lớp học)

2. Nguyễn Huệ

     Ngày 25/11 năm Mậu Thân (ngày 22/12/1788), tại núi Bân, Phú Xuân, “ứng mệnh trời, thuận lòng người”, Bắc Bình Vương – Nguyễn Huệ cho xây đàn tế cáo trời đất và làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung năm thứ nhất. Ngay sau đó, ngày 26/11 năm Mậu Thân (ngày 23/12/1788), Quang Trung ra lệnh xuất quân – hành quân thần tốc ra Bắc, đại phá quân Thanh. Cuộc tiến công như vũ bão của 5 cánh quân vào các vị trí cố thủ của địch; đến ngày mồng 5 tết Kỷ Dậu (ngày 30/1/1789) tổng công kích vào đồn Ngọc Hồi – Đống Đa và giải phóng kinh thành Thăng Long. Đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Thanh, giữ vững nền độc lập và chủ quyền quốc gia; tạo nên chiến thắng hiển hách, vang dội trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Trước đó, vào năm 1785, Nguyễn Huệ đem đại quân vượt biển vào Gia Định tổ chức phản công đuổi quân giặc Xiêm ra khỏi đất nước. Đêm ngày 8 rạng ngày 9 tháng 12 năm Giáp Thìn (đêm 18 rạng ngày 19/1/1875), ông cho bày ra thế trận hết sức bất ngờ, lợi hạim nhử quân địch vào một trận địa mai phục bố trí sẵn trên sông Mỹ Tho khoảng giữa Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan quân Xiêm, tiêu diệt đại bộ phận, số tàn quân địch thoát chết tháo chạy về nước chỉ còn khoảng hơn 1 vạn quân. Từ đó, khởi nghĩa Tây Sơn vươn lên làm nhiệm vụ dân tộc và phát triển thành phong trào dân tộc với uy danh của Nguyễn Huệ. Sau khi xóa bỏ tình trạng phân liệt Đàng Trong – Đàng Ngoài kéo dài trên hai thế kỉ, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn và chúa Trịnh , tạo điều kiện cho việc lập lại nền thống nhất quốc gia, chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc, Nguyễn Huệ - Quang Trung còn sáng lập một vương triều Tây Sơn tiến bộ.

Tượng đài Quang Trung, Bảo tàng Quang Trung, Tây Sơn, (Bình Định)

Tượng đài kỷ niệm chiến thắng

Rạch Gầm - Xoài  (Châu Thành)

Đạn dược sử dụng trong thời Tây Sơn

3. Võ Nguyên Giáp

     Từ một thầy giáo dạy lịch sử trở thành Đại tướng, Tổng tư lệnh, ông được lịch sử và Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn vì: “Văn lo vận nước văn thành võ/Võ thấu lòng dân võ hóa văn”.

     Võ Nguyên Giáp là đại tướng đầu tiên của quân đội ta, cũng là đại tướng thắng nhiều đại tướng nhất. Nhưng ông cũng là vị tướng luôn tiếc thương từng giọt máu của người chiến sĩ. Tên tuổi và sự nghiệp của ông đã không chỉ được khắc ghi trong lịch sử dân tộc mà còn lừng danh thé giới và luôn ngời sáng mãi trong lòng dân. Những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy đánh trận ở Hà Nội với chiến thuật “trùng độc chiến”, trong đánh ngoài vây, cầm chân quân Pháp trong 60 ngày đêm trong thành phố. Năm 1953, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề ra chiến lược phá tan kế hoạch tập trung quân của Pháp – Mỹ, chọn Điện Biên Phủ làm trận quyết chiến chiến lược, thực hiện phương án “đánh chắc, tiến chắc”, làm nên trận Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”, đặt dấu chấm hết cho chủ nghĩa thực dân ở Đông Dương. Bước vào kháng chiến chống Mỹ, Bí thư quân ủy Trung ương, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp xây dựng quân đội vững về chính trị, mạnh về quân sự, đáp ứng yêu cầu mới của cuộc chiến tranh nhân dân. Có thể nói, không một quân chủng, binh chủng nào được xây dựng, trưởng thành mà không mang dấu ấn của ông.

Võ Nguyên Giáp năm 1957

Võ Nguyên Giáp trong buổi thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền

 Giải phóng Quân

Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh,

chụp khoảng năm 1945

Võ Nguyên Giáp duyệt đội hình danh dự của quân đội Việt Nam

Tướng Giáp trong chiến dịch

Điện Biên Phủ

Hình vẽ Võ Nguyên Giáp trên bìa

tạp chí Time, ngày 15 tháng 5 năm 1972

Tướng Giáp báo cáo kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

sau khi về hưu

https://www.youtube.com/watch?v=8cC-7cuTfks

https://www.youtube.com/watch?v=UBXtc4ynKu0

(GV cho HS xem video tùy thời gian và thực tế giảng dạy tại lớp học).

 

BẢNG THỐNG KÊ VỀ CÁC DANH NHÂN QUÂN SỰ

TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC

Danh nhân quân sự

Thời kì

Công lao

Trận đánh nổi tiếng

Trần Quốc Tuấn

(1231 – 1300)

Sinh tại thôn Tức Mặc, xã Mỹ Lộc, Thiên Trường (nay là Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định).

Trung đại

- Trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất: trực tiếp cầm quân lên phòng thủ biên giới trước thời điểm quân Mông Cổ kéo vào xâm lược Đại Việt (tháng 12/1257).

- Trong kháng chiến chống quân xâm lược lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1287 – 1288): với vai trò Quốc công tiết chế, ông “dụng binh biết đợi thời, biết thừa thế tiến thoái” điều binh khiển tướng trên tất cả các mặt trận phối hợp nhịp nhàng, tiến thoái hợp lí, mưu lược tính toán thời cơ và biết chớp thời cơ để kết thúc chiến tranh đúng thời điểm.

- Tác phẩm nổi tiếng: Vạn Kiếp tông bí truyền thư, Binh thư yếu lược, Hịch tướng sĩ.

Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

Nguyễn Huệ

(1753 – 1792)

Ông còn gọi là Nguyễn Quang Bình, Hồ Thơm, sinh tại thôn Kiên Mỹ, Kiên Thành, Hoài Nhơn (nay là xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).

Trung đại

- Năm 1771, Nguyễn Huệ cùng hai người anh em là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ  dựng cờ khởi nghĩa ở ấp Tây Sơn, từ cuộc khởi nghĩa nông dân, phát triển thành phong trào dân tộc với những cống hiến to lớn: tiêu diệt các tập đoàn phong kiến Trịnh, Nguyễn.

- Trong kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm (1785), Thanh (1789), Nguyễn Huệ - Quang Trung tổ chức quân đội và sử dụng nghệ thuật quân sự tiến nhanh, đánh mạnh, tạo thế bất ngờ, đánh đòn quyết định, phối hợp chặt chẽ chiến thuật nghi binh, kết hợp bao vây, cô lập và chia cắt đội hình địch với sử dụng mũi nhọn xuyên thẳng vào điểm hiểm yếu của địch, tốc chiến tốc thắng.

Kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm (1785), Thanh (1789)

Võ Nguyên Giáp

Sinh tại làng An Xá, tổng Đại Phong Lộc (nay là xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình).

Cận – Hiện đại

- Sự nghiệp quân sự của Võ Nguyên Giáp gắn liền với sự tra đời đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (22/12/1994).

- Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp chỉ huy nhiều chiến dịch quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp, toàn quyền chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), đánh bại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của thực dân Pháp.

- Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ông có nhiều quyết định chiến lược về chiến tranh nhân dân để giải phóng miền Nam.

- Đại tướng Võ Nguyên Giáp có nhiều tác phẩm lí luận về xây dựng lực lượng vũ trang, chiến tranh nhân dân, nghệ thuật quân sự Việt Nam như: Đội quân giải phóng, Từ nhân dân mà ra, Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử, Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng, Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề Lịch sử 11 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 chân trời CĐ 3 Hoạt động 3: Một số danh, GA word chuyên đề Lịch sử 11 ctst CĐ 3 Hoạt động 3: Một số danh, giáo án chuyên đề Lịch sử 11 chân trời sáng tạo CĐ 3 Hoạt động 3: Một số danh

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Hóa học 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Lịch sử 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI