Soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 chân trời sáng tạo CĐ 3 Hoạt động 2: Một số nhà chính trị nổi tiếng của Việt Nam thời cổ - trung đại

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Lịch sử 11 CĐ 3 Hoạt động 2: Một số nhà chính trị nổi tiếng của Việt Nam thời cổ - trung đại sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

 

HOẠT ĐỘNG 2: MỘT SỐ NHÀ CHÍNH TRỊ NỔI TIẾNG CỦA VIỆT NAM THỜI CỔ TRUNG ĐẠI

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hiểu được thân thế, sự nghiệp của một số nhà chính trị nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam thời cổ - trung đại.

- Nêu được nhận xét về những đóng góp chính của các nhà chính trị nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam thời cổ - trung đại.

- Có ý thức trân trọng những đóng góp của các nhà chính trị nổi tiếng trong lịch sử dân tộc.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm, khai thác Hình 3.2 – 3.4, mục Em có biết, thông tin mục 2a – 2c SGK tr.39, 40 và thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành bảng thống kê về các danh nhân chính trị với các nội dung theo mẫu.
  2. Sản phẩm: Bảng thống kê về các danh nhân chính trị của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Khai thác Hình 3.2 – 3.4, mục Em có biết, thông tin mục 2a – 2c SGK tr.39, 40 và thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành bảng thống kê về các danh nhân chính trị với các nội dung theo mẫu.

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về danh nhân Đinh Bộ Lĩnh.

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về danh nhân Trần Thủ Độ.

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về danh nhân Lê Thánh Tông.

Danh nhân chính trị

Triều đại

Công lao

?

?

?

?

?

?

?

?

?

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về các danh nhân Đinh Bộ Lĩnh, Trần Thủ Độ, Lê Thánh Tông (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, hoàn thành bảng theo mẫu và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày về thân thế, sự nghiệp của một số nhà chính trị nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam thời cổ - trung đại theo bảng mẫu.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Đinh Bộ Lĩnh, Trần Thủ Độ, Lê Thánh Tông là các nhà chính trị nổi tiếng trong lịch sử dân tộc. Đây là những vị minh quân, quan lại tài đức thời quân chủ có đóng góp lớn trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới.

+ Ngày nay, rất nhiều tỉnh, thành của Việt Nam có đường, phố, trường học, đền thờ, tượng đài, khu di tích lịch sử mang tên Đinh Tiên Hoàng, Trần Thủ Độ, Lê Thánh Tông, nhằm tôn vinh, tưởng nhớ các nhà chính trị nổi tiếng trong lịch sử dân tộc.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Một số nhà chính trị nổi tiếng của Việt Nam thời cổ - trung đại

Bảng thống kê về các danh nhân chính trị đính kèm phía dưới Hoạt động 2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TƯ LIỆU VỀ MỘT SỐ NHÀ CHÍNH TRỊ NỔI TIẾNG

CỦA VIỆT NAM THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI

1. Đinh Bộ Lĩnh

     Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ngay khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã “đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời kinh đô về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng tôn là Đại Thắng Minh Hoàng đế”. Hai năm sau (970), vua đổi niên hiệu là Thái Bình. Việc đổi xưng là hoàng đế, đổi tên nước thành Đại Cồ Việt và đặt niên hiệu được cho là ba việc làm khẳng định sự độc lập của nước Việt Nam thời bấy giờ mà trước đó không có hoặc hiếm có vị vua nào làm được.

     Nhận xét về Đinh Tiên Hoàng, sử gia Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt sử ký toàn thư: “Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ quân phục hết. Vua mở nước dựng đô, đổi xưng hoàng đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ, có lẽ ý trời vì nước Việt ta mà lại sinh bậc thánh triết để tiếp nối quốc thống của Triệu Vương chăng?”,

     Sử gia Lê Tung viết trong Việt giám thông khảo tổng luận: “Vua chính thống của nước Việt ta, thực bắt đầu từ đấy”.

Tranh minh họa Đinh Bộ Lĩnh

hồi còn nhỏ

Tranh minh họa “Đinh Tiên Hoàng

cờ lau tập trận”

Tượng Đinh Tiên Hoàng

ở Hoa Lư, Ninh Bình

Tượng đài vua Đinh Tiên Hoàng (thành phố Ninh Bình, Ninh Bình)

Lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng

(Đỉnh núi Mã Yên, Hoa Lư, Ninh Bình)

Tượng đài cờ lau Đinh Bộ Lĩnh ở

Công viên Tao Đàn, TP. Hồ Chí Minh

https://www.youtube.com/watch?v=HBB-YDTUkUQ

https://www.youtube.com/watch?v=vUyoB-WJbW8

2. Trần Thủ Độ

     Trần Thủ Độ là một đại công thần, là người sáng lập và trực tiếp lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước những năm đầu thời kì nhà Trần. Trong suốt 40 năm (1226 – 1264), cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với nghiệp đế của họ Trần, với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam từ thời đống trò tàn của triều Lý vào thế kỉ XIII. Khi quân Mông xâm lược Đại Việt lần thứ nhất, ông là linh hồn của cuộc kháng chiến với câu nói bất hủ: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác”. Ông là người ngồi trong màn trướng mà định việc thiên hạ; chỉ đạo các tướng Lê Tần, Trần Khánh Dư, Trần Phó Duyệt và kể cả Trần Hưng Đạo (lúc còn trẻ) ra trận. Ngay cả chính vua Trần Thái Tông, Thái tử Trần Hoảng,…cũng đều vác gươm đánh giặc.

Đình Hoan Ái, xã Tân Việt,huyện Yên Mỹ,tỉnh Hưng Yên nơi thờ Trần Thủ Độ, hàng năm đều tổ chức lễ hội

Khu di tích lăng mộ Trần Thủ Độ, xã Liên Hiệp, huyện Hưng Hà,

tỉnh Thái Bình

https://www.youtube.com/watch?v=zKU0KnzPaAw

3. Lê Thánh Tông

     Sử gia Vũ Quỳnh viết: “Vua tư trời cao siêu, anh minh, quyết đoán, có hùng tài, đại lược, võ giỏi văn hay mà cái học của thánh hiền lại đặc biệt siêng năng, tay không lúc nào rời quyển sách. Các tập kinh, sử, các sách lịch, toán, những việc thánh thần, không có gì không bao quát, tình thông…. Người hiền tài chọn được nhiều hơn cả đời xưa. Văn võ đều đùng, tùy theo sở trường của từng người. Vì thế có thể sửa dựng chính sự, chế tác lễ nhạc, hiệu lệnh văn chương rõ ràng, có thể cho người sau noi theo”.

     Đại Việt dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông (1460 – 1497) là thời kì hoàng kim của đất nước; dân trí được mở mang, dân khí chấn hưng, thuần phong mĩ tục nở rộ. Trong nhiều di sản của vua Lê Thánh Tông để lại cho hậu thế, phải kể đến chủ trương: “Với dân, mọi việc lợi nên làm, mọi mối hại nên bỏ”; trong đó, ông luôn răn dạy các quan lại dưới quyền rằng họ phải có nhiệm vụ: làm cho dân cường, làm cho dân giàu, làm cho dân biết lễ nghĩa, làm cho dân tin; chính chủ trương này đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng đất nước Đại Việt thái bình, vinh quang và kiêu hãnh nhất. Để ngăn ngừa tham nhũng, lạm dụng chức quyền, vua đặt ra 5 điều cấm đối với quan lại: cấm lấy vợ là người địa phương nơi trị nhậm; cấm kết làm thông gia, tậu ruộng tại địa phương nơi trị nhậm; cấm lấy người địa phương làm cấp phó cho mình; cấm cha con, chú cháu, anh em đồng thời làm quan ở xã, cùng cơ quan; cấm đưa quan về trị nhậm tại bản quán. Đánh giá về vua Lê Thánh Tông, Đại việt Sử ký toàn thư ghi nhận: “Triệu dân vỗ yên, trăm việc chấn chỉnh, văn giáo rộng ban, vũ công đại định”.

Bức phù điêu vua Lê Thánh Tông –

Bảo tàng Đà Nẵng.

Tượng vua Lê Thánh Tông –

 Bảo tàng Văn học Việt Nam

https://www.youtube.com/watch?v=vx9U26nPMnw&t=47s

https://www.youtube.com/watch?v=0c_--jKc9No

BẢNG THỐNG KÊ VỀ CÁC DANH NHÂN CHÍNH TRỊ NỔI TIẾNG

 CỦA VIỆT NAM THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI

Danh nhân chính trị

Triều đại

Công lao

Đinh Tiên Hoàng

(924 – 979)

Quê ở làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là thông Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).

Nhà Đinh

- Năm 944, đất nước rơi vào cục diện “thập nhị sứ quân”, được nhân dân ủng hộ, Đinh Bộ Lĩnh đứng lên dẹp họa cát cứ, lần lượt chinh phục các sứ quân, thống nhất đất nước.

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thái Bình, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, định đô ở Hoa Lư.

- Đinh Tiên Hoàng đã định hình thể chế trung ương tập quyền, kết hợp giữa đức trị và pháp trị trong xây dựng, củng cố vương quyền, trọng dụng Phật giáo để cố kết trăm họ.

- Đinh Tiên Hoàng chăm lo phát triển kinh tế nông nghiệp, thống nhất đơn vị đo lường, đúc tiền Thái Bình hưng bảo.

- Đặt quan hệ ngoại giao với nhà Tống, chủ trương ngoại giao “mềm dẻo, cương quyết”, đề cao nền độc lập, tự chủ lâu dài của đất nước.

Trần Thủ Độ

(1194 – 1264)

Quê ở làng Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Nhà Trần

- Là một trong những “công thần khai quốc” sáng lập Triều Trần, giữ chức Thái sư đầu tiên dưới thời Trần. Là người có đóng góp lớn trong việc củng cố triều chính, sắp đặt nội trị, làm cho thế nước dần trở nên cường thịnh.

- Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ (1258), Trần Thủ Dộ là chỗ dựa tinh thần của vua tôi nhà Trần, cùng Trần Thái Tông tổ chức cuộc phản công xâm lược quân Mông Cổ trong trận Đông Bộ Đầu, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

Lê Thánh Tông

(1442 – 1497)

Là con trai thứ 4 của vua Lê Thánh Tông, người có tư chất thông minh, chăm chỉ học tập, dáng dấp đoan chính.

Nhà Lê Sơ

- Vua Lê Thánh Tông tiến hành cải cách đất nước từ trung ương đến địa phương. Nội dung của cuộc cải cách diễn ra trên nhiều lĩnh vực: chính trị, hành chính, quân sự, kinh tế, luật pháp, văn hóa – giáo dục,…

- Vua Lê Thánh Tông luôn thể hiện mạnh mẽ ý thức về một quốc gia độc lập, hùng cường, chú trọng quản li, bảo vệ cương vực lãnh thổ quốc gia.

- Dưới thời trị vì của nhà vua, kinh tế Đại Việt phát triển thịnh vượng, nhất là kinh tế nông nghiệp. Các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế đều được quan tâm, phát triển, thể hiện rõ tư tưởng thân dân và đề cao văn hóa dân tộc, lãnh thổ được mở rộng về phía nam.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án chuyên đề Lịch sử 11 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án chuyên đề Lịch sử 11 chân trời CĐ 3 Hoạt động 2: Một số nhà, GA word chuyên đề Lịch sử 11 ctst CĐ 3 Hoạt động 2: Một số nhà, giáo án chuyên đề Lịch sử 11 chân trời sáng tạo CĐ 3 Hoạt động 2: Một số nhà

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Hóa học 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Lịch sử 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI