Giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 9 bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945 sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp – Nhật Bản.
Nhận biết được sự chuẩn bị của nhân dân Việt Nam tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền: chuyển hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương; sự ra đời của Mặt trận Việt Minh; cao trào kháng Nhật cứu nước.
Trình bày được diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và đánh giá được vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của bản thân và tự nhân công việc phù hợp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề.
Năng lực riêng:
Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (8.1 – 8.5) và phần Em có biết, Tư liệu để tìm hiểu về Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp – Nhật Bản; Nhận biết được sự chuẩn bị của nhân dân Việt Nam tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền: chuyển hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương; sự ra đời của Mặt trận Việt Minh; cao trào kháng Nhật cứu nước; Trình bày được diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và đánh giá được vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Tìm hiểu được thông tin về cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở địa phương em.
3. Phẩm chất
Yêu nước: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc và sẵn sàng đứng lên đấu tranh cho nền độc lập dân tộc; lòng biết ơn và có hàng động tri ân đối với sự hi sinh của cha ông trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Lịch sử).
Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Video Cách mạng tháng Tám: Mốc son vĩ đại của lịch sử dân tộc.
Các lược đồ về Khu giải phóng Việt Bắc và diễn biến của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Lịch sử).
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Cách mạng tháng Tám năm 1945.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945.
c. Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”.
- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan kiến thức về chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:
Mảnh ghép số 1: Đoạn thơ dưới đây nói đến sự kiện lịch sử nào của dân tộc?
“Nêu phất phơ cao, cờ độc lập
Ba kì pháo nổ, tiếng đồng bào”.
(Huỳnh Thúc Kháng, 1946)
A. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập.
B. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.
C. Tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D. Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào.
Mảnh ghép số 2: Đoạn tư liệu dưới đây được trích từ văn bản nào?
“Chúng tôi – Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
A. Tuyên ngôn độc lập. | B. Đường Kách mệnh. |
C. Bản Yêu sách của nhân dân An Nam. | D. Chính cương vắn tắt. |
Mảnh ghép số 3: Ca khúc nào được sáng tác vào năm 1944, trở thành bài hát chính thức của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, có tác động trong việc kêu, động viên thế hệ trẻ tham gia vào phong trào giải phóng dân tộc?
A. Lên đàng. | B. Tiếng gọi thanh niên. |
C. Cùng nhau đi hồng binh. | D. Chiến sĩ Việt Nam. |
Mảnh ghép số 4: Đảm nhiệm công việc thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là: A. Lê Quảng Ba. B. Hoàng Sâm. C. Dương Mạc Thạch. D. Võ Nguyên Giáp. |
Mảnh ghép số 5: Đoạn tư liệu dưới đây nói về phong trào nào?
“Chỉ trong một thời gian ngắn, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, phong trào đã lan rộng khắp các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Riêng hai huyện Nho Quan và Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình), đã phá 12 kho thóc. Tại Hải Dương, nhân dân giành lại được 39 kho thóc và 43 thuyền gạo. Trong khi đó, ở Thái Bình, hơn 1 000 tấn thóc trong các kho của Nhật được phá, chia cho dân. Ở miền Nam mặc dù không bi thảm như miền Bắc, nhưng cũng đã nổ ra phong trào phá kho thóc, chia cho dân nghèo và cứu tế miền Bắc...”.
A. Phá kho thóc Nhật – giải quyết nạn đói.
B. Đốt phá các kho lương thực của Nhật.
C. Cướp súng, đạn của Nhật cung cấp cho bộ đội du kích ở các chiến khu.
D. Bất hợp tác với Nhật, không học tiếng Nhật.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Mảnh ghép số 1: B | Mảnh ghép số 2: A | |
Mảnh ghép số 3: A | Mảnh ghép số 4: D | Mảnh ghép số 5: A |
- GV trình chiếu Mảnh ghép lịch sử:
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh
trịnh trọng đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chiều ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là thành quả của Cách mạng tháng Tám – một cuộc cách mạng vĩ đại, vĩnh viễn đi vào lịch sử như một mốc son chói lọi. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng tìm hiểu tiến trình cách mạng đã diễn ra như thế nào? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc cách mạng là gì? Chúng ta cùng vào Bài 8 – Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Giáo án Lịch sử 9 kết nối tri thức, giáo án bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945 Lịch sử 9 kết nối tri thức, giáo án Lịch sử 9 KNTT bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác