Giáo án Địa lí 9 Kết nối tri thức bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 9 bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 22: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO

 

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày được trên sơ đồ các vùng biển quốc gia; xác định trên bản đồ các huyện đảo và các tỉnh có các huyện đảo đó.

  • Trình bày được nội dung phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển; ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

  • Phân tích được vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với GV và các bạn khác trong lớp.

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác thông tin và các tài liệu khác có liên quan đến bài học để trình bày được vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển và ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo đối với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường và giữ vững chủ quyền biển đảo, các quyền và lợi ích hợp pháp của nước ta ở Biển Đông.

  • Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Khai thác thông tin, theo quan điểm không gian thông qua sơ đồ các vùng biển quốc gia, các đảo và huyện đảo hình 22.1 - 22.3 SGK xác định được các huyện đảo và các tỉnh có các huyện đảo trên bản đồ; trình bày được sơ đồ các vùng biển quốc gia.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập.

  • Trách nhiệm: Có ý thức và hành động trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 

  • Yêu nước: Tôn trọng những giá trị nhân văn khác nhau giữa các vùng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Địa lí).

  • Bảng số liệu, tranh ảnh, thông tin, tư liệu do GV sưu tầm về nội dung bài học Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo.

  • Phiếu học tập.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có)

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Địa lí).

  • Sưu tầm trên sách, báo, internet thông tin, tư liệu về nội dung bài học Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Chuyền bóng”

c. Sản phẩm: HS lần lượt kể tên một vài tỉnh/ thành phố giáp biển của Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trò chơi “Chuyền bóng”. 

GV phổ biến luật chơi cho HS: 

+ GV đưa ra nhiệm vụ

+ HS lần lượt kể tên các tỉnh/thành phố giáp biển của Việt Nam mà em biết.

- HS suy nghĩ đáp án trong 30 giây. 

+ Hết thời gian suy nghĩ, HS lần lượt truyền bóng cho nhau và nêu một đáp án. Những đáp án nêu sau không được trùng với đáp án đã có. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhận nhiệm vụ và suy nghĩ câu trả lời trong vòng 30 giây. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 HS nêu đáp án và tiếp tục chuyền bóng cho các bạn trong lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việt Nam có vị trí địa lí giáp Biển Đông rộng lớn, với 28/63 tỉnh/thành phố giáp biển (Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Đà Nẵng,….). Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng và đem lại nhiều nguồn lợi cho nước ta.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam có một vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo. Nguồn tài nguyên biển đảo phong phú, đa dạng là tiền đề để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. Vì sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đảo có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Địa lí 9 kết nối tri thức, giáo án bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế Địa lí 9 kết nối tri thức, giáo án Địa lí 9 KNTT bài 22: Phát triển tổng hợp kinh tế

Nếu giáo viên muốn tải file giáo án, tài liệu

-------

Chat hỗ trợ - Nhấn vào đây - 0386 168 725

--------

Được hỗ trợ ngay và luôn

Xem thêm giáo án khác