Giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 9 bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

BÀI 5: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ NHỮNG NĂM 1918 – 1930

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Mô tả được những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của bản thân và tự nhân công việc phù hợp.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (5.1 – 5.3) và phần Em có biết để tìm hiểu về những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930. 

  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930; Phân tích được nguyên nhân và hệ quả của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học kết hợp sưu tầm trên sách, báo, internet, tìm hiểu về một số thanh niên, trí thức đã tham gia tích cực vào phong trào dân tộc dân chủ (1918 – 1930). Xây dựng poster giới thiệu về một nhân vật mà em ấn tượng nhất.

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí không khuất phục trước chính sách cai trị và đàn áp của kẻ thù, nhằm đấu tranh cho nền độc lập dân tộc; Lòng biết ơn và có hành động tri ân đối với sự hi sinh của cha ông trong cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Lịch sử).

  • Lược đồ, hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930.

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Lịch sử). 

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV cho HS xem video, tìm hiểu một số thông tin về nhà hoạt động cách mạng Nguyễn Thái Học và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 qua các hoạt động yêu nước của Nguyễn Thái Học?

c. Sản phẩm: Nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 qua các hoạt động yêu nước của Nguyễn Thái Học.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS xem video về nhà hoạt động cách mạng Nguyễn Thái Học.

Nguyễn Thái Học: Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái – Viện nghiên cứu  phát triển Phương Đông

Nguyễn Thái Học (1902 – 1930)

https://www.youtube.com/watch?v=8cAaomHjfVU (Từ đầu đến 4p).

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 qua các hoạt động yêu nước của Nguyễn Thái Học?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video, vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 qua các hoạt động yêu nước của Nguyễn Thái Học.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 qua các hoạt động yêu nước của Nguyễn Thái Học: phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức và nội dung phong phú, thu hút sự tham gia của nhiều giai cấp, tầng lớp.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam. Cùng lúc, ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, sự ra đời của Quốc tế Cộng sản và các phong trào dân chủ trên thế giới tràn vào Việt Nam, thổi bùng lên phong trào đấu tranh yêu nước những năm 1918 – 1930. Vậy, phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 có những nét chính nào? Đâu là nguyên nhân và hệ quả của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930.

 


 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Lịch sử 9 kết nối tri thức, giáo án bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc Lịch sử 9 kết nối tri thức, giáo án Lịch sử 9 KNTT bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc

Nếu giáo viên muốn tải file giáo án, tài liệu

-------

Chat hỗ trợ - Nhấn vào đây - 0386 168 725

--------

Được hỗ trợ ngay và luôn

Xem thêm giáo án khác