Giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức bài 10: Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 9 bài 10: Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 10: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 199
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
Giải thích được sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Tìm hiểu lịch sử: Quan sát tranh, ảnh, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
Nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991; Giải thích được sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để giới thiệu một số thành tựu tiêu biểu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của Liên Xô hoặc một số nước Đông Âu từ sau năm 1945.
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng lòng khâm phục và tự hào về những thành tựu mà nhân dân Liên Xô và các nước Đông Âu đạt được từ năm 1945 đến năm 1991; từ đó nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt. Đồng thời, tránh ngộ nhận, phủ định quá khứ lịch sử và những thành tựu vĩ đại mà nhân dân Liên Xô và các nước Đông Âu đã nỗ lực để đạt được trong giai đoạn này.
Ý thức trân trọng tình hữu nghị giữa Việt Nam và Liên Xô, các nước Đông Âu.
Có thái độ khách quan, khoa học về những khuyết điểm, sai lầm của những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước Liên Xô và các nước Đông Âu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Lịch sử).
Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Kết nối tri thức (phần Lịch sử).
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS xem hình ảnh, video về vệ tinh Spút-ních 1 (1957) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi xem hình ảnh và video về vệ tinh Spút-ních 1 (1957).
c. Sản phẩm: Cảm nhận của HS sau khi xem hình ảnh và video về vệ tinh Spút-ních 1 (1957).
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem hình ảnh, video về vệ tinh của Liên Xô - Spút-ních 1 (1957).
Spút-ních 1 (“Bạn đồng hành”) - Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người | Kĩ sư của Liên Xô chỉnh sửa chi tiết của vệ tinh Spút-ních 1 |
Tên lửa đẩy R-7 rời mặt đất, mang theo vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người | Các sinh viên trẻ chiêm ngưỡng mô hình Spút-ních 1 tại Liên hợp quốc |
Spút-ních 1 có 2 chiếc máy phát tín hiệu radio. Các thanh âm đơn giản đánh dấu sự kiện con người tiến vào không gian | Spút-ních 1 là một quả cầu nhôm có đường kính 58 cm, bên trong chứa đầy Nitrogen và bay cách trái đất 900 km |
https://www.youtube.com/watch?v=DTDb3eKpPiw
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi xem hình ảnh và video về vệ tinh Spút-ních 1 (1957).
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem hình ảnh, video và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận sau khi xem hình ảnh và video về vệ tinh Spút-ních 1 (1957).
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Spút-ních 1 (1957) - vệ tinh đầu tiên của Liên Xô ược phóng vào quỹ đạo Trái đất khiến cả thế giới phải thán phục, mở màn cuộc chạy đua vào không gian giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ngày 4/10/1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên mang tên Spút-ních 1 lên quỹ đạo Trái đất, mở đầu “Kỉ nguyên không gian” của nhân loại. Đây là một trong những thành tựu quan trọng của Liên Xô trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1945 đến năm 1991. Vậy, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của Liên Xô và Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 như thế nào? Tại sao chế độ xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô lại sụp đổ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
--------------- Còn tiếp ---------------
Giáo án Lịch sử 9 kết nối tri thức, giáo án bài 10: Liên Xô và Đông Âu từ Lịch sử 9 kết nối tri thức, giáo án Lịch sử 9 KNTT bài 10: Liên Xô và Đông Âu từ
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác