Từ công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam, em hãy nêu triển vọng của công nghiệp dầu mỏ nước ta.

2. DẦU MỎ Ở VIỆT NAM

Tìm hiểu về công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam

Thảo luận 7. Từ công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam, em hãy nêu triển vọng của công nghiệp dầu mỏ nước ta.


Việt Nam là quốc gia có tài nguyên dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí có nhiều đóng góp quan trọng đối với kinh tế quốc dân. Dầu khí mang lại trên 20% tổng thu ngân sách, đóng góp 16 - 18% GDP trong các năm qua.

Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam với đại diện là PVN đã đạt được những bước tiến lớn trong hoạt động TDKT dầu khí với việc thu hút các nhà thầu dầu khí nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động TDKT dầu khí ở trong nước, đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới, đồng thời giúp nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý, điều hành để có thể tự điều hành các dự án có quy mô lớn, điều kiện địa chất, kỹ thuật phức tạp (Hải Thạch - Mộc Tinh, Lô B 48/95&52/97...).

Đối với các hoạt động trong lĩnh vực hạ nguồn, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chính thức vận hành thương mại từ tháng 05/2010 đã đánh dấu sự phát triển đồng bộ và toàn diện của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Đến nay, ngành Dầu khí Việt Nam đã có đủ các hoạt động trong chuỗi giá trị dầu khí, bao gồm tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí, công nghiệp khí - điện, chế biến dầu khí, dịch vụ kỹ thuật dầu khí.

Mục tiêu đặt ra cho ngành Dầu khí là tiếp tục đóng góp lớn cho GDP và ngân sách quốc gia. Trong tương lai gần (đến năm 2020), PVN tiếp tục duy trì sự tăng trưởng các mục tiêu về gia tăng trữ lượng, sản lượng khai thác dầu khí. Ngành Dầu khí cũng đã chủ động đề ra các giải pháp chiến lược, bám sát diễn biến giá dầu để có hoạt động ứng phó kịp thời, kiểm soát chặt chẽ tiến độ phát triển mỏ theo kế hoạch đề ra; kiểm soát vận hành an toàn, ổn định các nhà máy, công trình dầu khí; cải tiến những mặt yếu kém, bất cập trong tổ chức sản xuất, quản lý vốn đầu tư, công tác quản lý cán bộ và xây dựng lực lượng lao động, nhất là lao động có trình độ kỹ thuật cao.

Đây là thời điểm cần thiết để rà soát, bổ sung chiến lược phát triển bao gồm quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển theo hướng thích nghi với tình hình thay đổi nhanh trong lĩnh vực dầu khí. Và cũng chính là giai đoạn cần đặt vấn đề hiệu quả toàn chuỗi hoạt động dầu khí và nâng cao năng lực hoạt động của toàn hệ thống lên trên hết. Làm tốt những khâu này là nhân tố quyết định để ngành Dầu khí Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí chủ đạo của mình và cũng là nhân tố quyết định cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

 


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải chuyên đề hóa học 11 Chân trời, giải CĐ hóa học 11 CTST, giải CĐ hóa học 11 Chân trời bài 9 Sản xuất dầu mỏ − Vấn đề môi trường − Nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác