Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, hai khe Young được bố trí cách nhau a=1,0 mm và khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D =4,8 m. Một đầu cảm biến ánh sáng được đặt tại vị trí của một vận tối trong hệ vân giao thoa.

2.27. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, hai khe Young được bố trí cách nhau a=1,0 mm và khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D =4,8 m. Một đầu cảm biến ánh sáng được đặt tại vị trí của một vận tối trong hệ vân giao thoa.

a) Khi sử dụng ánh sáng có bước sóng $\lambda$ = 6,3.10$^{-7}$ m thì dịch đầu cảm biến đi một đoạn ngắn nhất là bao nhiêu thì cảm biến lại nhận giá trị nhỏ nhất?

b) Kết quả thu nhận của cảm biến sẽ thay đổi như thế nào nếu giữ nguyên vị trí nhưng che đi một trong hai khe sáng?


a) Khoảng dịch của đầu cảm biến bằng khoảng cách giữa hai vân tối, hay chính là khoảng vân:

$i=\frac{\lambda D}{a}=\frac{6,3.10^{-7}.4,8}{1.10^{-3}}=3,0.10^{-3}m$

b) Che một trong hai khe sáng thì mỗi điểm trên màn chỉ nhận được một sóng ánh sáng nên không xảy ra hiện tượng giao thoa. Tại vị trí đầu, cảm biến sẽ nhận được cường độ sáng lớn hơn.


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác