Trong những bức ảnh trên, hình ảnh nào là di sản văn hóa? Hình ảnh nào không phải là di sản văn hóa?...

1. Khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam

Em hãy đọc thông tin, quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Trong những bức ảnh trên, hình ảnh nào là di sản văn hóa? Hình ảnh nào không phải là di sản văn hóa? Hình ảnh nào là di sản văn hóa vật thể? Hình ảnh nào là di sản văn hóa phi vật thể?

b) Theo em, di sản văn hóa là gì?

c) Kể thêm những di sản văn hóa khác ở Việt Nam mà em biết?


a) Bức ảnh 1: Hồ Gươm, Hà Nội

  • Đây là di sản văn hóa vật thể của Việt Nam.
  • Hồ Hoàn Kiếm, tức hồ Gươm - dấu tích của một khúc sông Nhị Hà xưa, là thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô.
    • Tên hồ gắn với truyền thuyết về Lê Lợi - Sau khi cuộc kháng chiến trường kỳ chống quân Minh giành thắng lợi, một hôm, vua Lê Thái Tổ chơi thuyền trên hồ, bỗng thấy một con rùa lớn nổi lên mặt nước đòi lại gươm báu. Ngài rút gươm trả và rùa thần ngậm lấy gươm lặn xuống nước.
    • Từ đó, hồ có tên gọi là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.

Bức ảnh 2: Cầu Cần Thơ, thành phố Cần Thơ

  • Đây không phải là di sản văn hóa.

Bức ảnh 3: Nhã nhạc cung đình Huế, Huế

  • Đây là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
  • Nhã nhạc là âm nhạc cung đình thời phong kiến, được trình diễn trong các dịp triều hội, tế lễ hoặc các sự kiện trọng đại (lễ đăng quang của nhà vua, tiếp đón sứ thần…). 
    • Được phát triển từ thế kỷ XIII ở Việt Nam, đến thời nhà Nguyễn, nhã nhạc cung đình Huế phát triển rực rỡ và đạt đến trình độ hoàn chỉnh nhất. 
    • Ngày 7/11/2003, nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. 
    • Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia.

Bức ảnh 4: Tháp Chăm, Ninh Thuận

  • Đây không phải là di sản văn hóa.
  • Tháp Chăm ở Ninh Thuận mới chỉ được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. 

Bức ảnh 5: Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh

  • Đây là di sản văn hóa vật thể của Việt Nam.
  • Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh này chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí.
    • Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình cùng với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Nơi đây còn gắn liền với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc.

Bức ảnh 6: Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

  • Đây là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.
  • Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải rộng trên địa bàn năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. 
    • Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các bộ phận cấu thành như: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng, những địa điểm tổ chức các lễ hội đó… 
    • Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Tây Nguyên, như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng: từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả cho đến lễ cúng máng nước, lễ mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà Rông mới… 
    • Ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

b) Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hoá gồm di sản văn hoá vật thể (Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Rừng ngập mặn Cần Giờ,..) và di sản văn hoá phí vật thể (Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Mộc bàn Triều Nguyễn, Nghệ thuật Đờn ca tài từ Nam Bộ,...). 

c) Các di sản văn hóa ở Việt Nam:

  • Di sản văn hóa vật thể:

- Quần thể di tích Cố đô Huế

    • Phố cổ Hội An
    • Hoàng thành Thăng Long
  • Di sản văn hóa phi vật thể:
    • Dân ca Quan họ
    • Ca trù
    • Hội Gióng
    • Hát xoan Phú Thọ

Trắc nghiệm Công dân 7 kết nối tri thức bài 5 Bảo tồn di sản văn hóa (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác