Trình bày những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ. Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất?

Luyện tập

Câu 1. Trình bày những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ. Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất?

Câu 2. Trong những thành tựu nổi bật của nền văn minh Ấn Độ, em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao? 


Câu 1. 

Những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ:

* Điều kiện tự nhiên:

- Vị trí: Ấn Độ là một bán đảo rộng lớn nằm ở Nam Á, ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hóa. 

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nhiều vùng khô nóng nhưng cũng có vùng ẩm mát. 

- Địa hình: 

  • Phía bắc là khu vực đồi núi, có dãy Hi-ma-lay-a, nơi khởi nguồn của những con sông lớn. Đồng bằng hạ lưu có thung lũng sông Ấn và lưu vực sông Hằng - nơi phát tích của những trung tâm văn minh. 
  • Khu vực phía Nam có cao nguyên Đêcan, được xem là vùng đất cổ xưa nhất, tạo dựng nên những giá trị văn minh riêng biệt của các dân tộc Đra-vi-đa. 

* Dân cư: 

  • Cư dân bản địa của Ấn Độ cổ đại sinh sống trên lưu vực sông Ấn. Khoảng từ TNK III đến TNK II TCN, họ đã xây dựng nền văn minh đầu tiên với dấu tích được khai quật ở Mô-hen-giô Đ NK II TCN, người A-ri-a gốc từ I-ran xâm nhập, chinh phục và làm chủ vùng Bắc Ấn. Phía Nam Ấn Độ chủ yếu là tộc người Đra-vi-đi-an. Ngoài ra, trong các thời kì sau, người Hy Lạp, Hung Nô, A Rập,....cũng đến Ấ Độ cư trú, tạo nên quá trình hỗn chủng và sự đa đạng về tộc người. 

* Điều kiện kinh tế:

  • Ngay từ thời cổ đại, ở Ấn Độ đã phát triển ngành nông nghiệp dựa trên kĩ thuật canh tác (sử dụng cày, sức kéo) và hệ thống thủy lợi (đào mương, đắp đập). 
  • Cư dân biết trồng nhiều loại cây (lúa mì, lúa mạch, đậu, kê, bông,...) và chăn nuôi gia súc, gia cầm. 
  • Thủ công nghiệp sớm xuất hiện với các nghề như luyện kim, gốm, dệt, chế biến, hương liệu,...
  • Giao thương trong và ngoài nước phát triển, thống nhất về đơn vị đo lường. Thương nhân Ấn Độ ngay từ thời cổ - trung đại đã nổi tiếng giỏi buôn bán ở các thị trường châu Á và phương Tây. 
  • Các mặt hàng nổi tiếng của Ấn Độ là nông sản, hương liệu, sản phẩm thủ công. 

* Điều kiện chính trị xã hội:

  • Vào thiên niên kỉ III TCN, ở Ấn Độ đã hình thành nhà nước, có trung tâm đô thị và thành lũy kiên cố. 
  • Từ giưa TNK II đến giữa TNK I TCN là thời kì văn minh sông Hằng của người A-ri-a, còn gọi là thời kì Vê-đa. 
  • Trong khoảng thế kỉ VI TCN đến thế kỉ IV các quốc gia cổ đại và các vương triều được thành lập. 
  • Từ thế kỉ IV, chế độ phong kiến xác lập và phát triển thành đạt ở giai đoạn vương triều Hồi giáo Mô-gôn. 
  • Thời kì trung đại ở Ấn Độ kết thúc với sự xâm lược và cai trị của thực dân Anh (giữa thế kỉ XIX).

=> Cơ sở về điều kiện tự nhiên là quan trọng nhất. 

Câu 2. Trong những thành tựu nổi bật của nền văn minh Ấn Độ, em ấn tượng với thành tựu: 

Sáng tạo ra hệ thống số 10 chữ số

  Vào khoảng năm 500 TCN – 500 CN, khi văn hóa Bà La Môn ra đời và phát triển, toán học đã luôn đóng vai trò dẫn đầu tại khu vực Punjab thuộc Tây Bắc tiểu lục địa Ấn Độ.

  Về phương diện đơn giản hoá chữ số, nhà thiên văn học Al-Khwarizmi đã có đột phá mới: Ông đem chữ số ghi tạc trong các ô vuông, nếu như trong ô thứ nhất có một ký hiệu, ví dụ như là một điểm đại diện cho số một, trong ô vuông thứ hai cũng là điểm như vậy thì biểu thị 10, mà trong ô thứ 3 lại điểm nữa thì biểu thị 100. Như vậy, chúng không chỉ là ký hiệu chữ số, mà vị trí thứ tự của chúng cũng có ý nghĩa quan trọng. Về sau, học giả Ấn Độ còn tạo ra ký hiệu “0”. Có thể nói thế này, những ký hiệu đó và phương pháp biểu thị là nguồn gốc của chữ số Ả Rập ngày nay. Nói cách khác, người Ấn Độ mới là người phát minh chữ số Ả Rập.

  Khoảng thế kỷ 3 TCN, người Ấn Độ cổ đại rốt cục đã sáng tạo hoàn thiện ký hiệu chữ số từ 1 đến 9, nhưng lúc này vẫn chưa có số “0”. Số “0” xuất hiện vào Vương triều Gupta Ấn Độ sau hơn 1000 năm phát minh ký hiệu chữ số từ 1 đến 9. Cũng có giả thuyết rằng ký tự 0 được phát minh ra vào thế kỷ đầu tiên, khi triết học của Phật giáo về shunyata (Không tính) đang thịnh hành. Khi mới xuất hiện, nó còn không phải vòng tròn, mà là dùng một điểm để biểu thị.

  Bởi vì chữ số Ấn Độ đơn giản tiện lợi, nên người Ả Rập rất nhanh liền sử dụng nó rộng rãi, lại còn truyền chúng đến Châu Âu. So với chữ số La Mã dài dòng phức tạp, cách ghi chép chữ số này có tính ưu việt rất lớn, vì vậy nó được phổ biến rộng khắp châu Âu. 


Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo bài 8 Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại(P2)
Từ khóa tìm kiếm Google: Giải lịch sử 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn lịch sử, giải lịch sử 10 sách mới bài 8, bài 8 Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại

Bình luận

Giải bài tập những môn khác