Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 27 lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất

Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 27 lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất


Câu 1: Nêu quá trình xuất hiện và phát triển của lớp vỏ sinh vật?

Trả lời:

Những sinh vật đơn giản đầu tiên xuất hiện trong các đại dương từ khoảng 300 triệu năm trước đây. Sau đó, chúng sinh sôi nảy nở và lan khắp nơi. Cho đến nay, sinh vật vô cùng phát triển. Nó có mặt ở khắp nơi, trên các bề mặt đất, đá, trên núi cao, dưới vực thẳm…tao thành một lớp vỏ mới liên tục bao quanh Trái Đất.

 

Câu 2: Trình bày ảnh hưởng của khí hậu và con người đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất?

Trả lời:

  • Ảnh hưởng của khí hậu tới sự phân bố thực, động vật thế giới rất rõ rệt, thể hiện ở chỗ:

Tuỳ theo đặc điểm khí hậu mà mỗi nơi có các loại thực vật đặc trưng. Khí hậu quyết định sự phong phú hay nghèo nàn của thực vật. Ví dụ:

Vùng xích đạo nóng quanh năm, thuận lợi với sự sinh sống của nhiều loại thực vật, nên các loại thực vật mọc chen chúc thành nhiều tầng.

Miền cực có khí hậu giá lạnh gần quanh năm nên thực vật sinh sống rất khó khăn; chỉ có một số rất ít thực vật ià tồn tại được ở đây (như rêu, địa y...).

  • Con người ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất. Điều này thể hiện ở hai mặt, đó là có thể mở rộng nơi sinh sống hoặc làm thu hẹp nơi sinh sống :

Mở rộng sự phân bố của thực, động vật: Ví dụ người châu Âu mang cừu từ châu Âu sang nuôi ở ô-xtrây-li-a, đem cao su từ Bra-xin sang trồng ở Đông Nam Á.

Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài thực, động vật: con người khai thác rừng bừa bãi làm nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đến nơi khác, săn bắn làm nhiều loài động vật quý hiếm bị diệt vong.

 

Câu 3: So sánh sự phát triển của thực vật ở hoang mạc và rừng nhiệt đới?

Trả lời:

Sự phát triển của thực vật ở hoang mạc và rừng nhiệt đới khác nhau:

  • Ở rừng nhiệt đới : Rừng rậm với nhiều loài cây chen chúc, mọc thành nhiều tầng. Nguyên nhân là do có khí hậu nóng, ẩm quanh năm.
  • Ở hoang mạc: thực vật cằn cỗi, thưa thớt, lác đác chỉ có một vài cây xương rồng và những bụi cỏ gai. Nguyên nhân là do tính chất khí hậu vô cùng khô hạn.

 

Câu 4: Hãy trình bày mối quan hệ giữa thực vật và động vật?

Trả lời:

Động vật và thực vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bởi có thực vật mới có động vật ăn cỏ, có động vật ăn cỏ mới có động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn cỏ và ăn thịt cùng sống với nhau trong một môi trường thực vật nhất định và sự phân bố thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài động vật.

 

Câu 5: Con người đã có những ảnh hưởng tích cực nào đến sự phân bố động, thực vật?

Trả lời:

Con người có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố động, thực vật trên bề mặt Trái Đất. Bên cạnh những tác động tiêu cực, con người cũng đã có những tác động tích cực. Con người đã mang những giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác, mở rộng sự phân bố của chúng.

Ví dụ: Người châu Âu đã đem cừu ở châu Âu sang nuôi ở Ôxtrâylia hoặc đem giống cây cao su từ Bra-xin về trồng ở các nước Đông Nam Á.

 

Câu 6: Tại sao lại nói rằng sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật?

Trả lời:

Động vật và thực vật có mối quan hệ chặt chẽ đến nhau. Cụ thể, thực vật và động vật có mối quan hệ với nhau chủ yếu là về nguồn thức ăn và nơi cư trú. Mức độ tập trung thực vật (phong phú hay nghèo nàn) ở một nơi nào đó quyết định số lượng các loài động vật ăn cỏ và số lượng các loài động vật ăn cỏ quyết định số lượng ăn thịt.

Do đó,  sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật.

 

Câu 7: Tại sao khi môi trường rừng bị phá hoại thì động vật quý hiếm, hoang dã trong rừng  cũng bị diệt vong?

Trả lời:

Động vật và thực vật có mối quan hệ mật thiết với nhau về nguồn thức ăn và nới cư trú. Và rừng là nơi sinh sống của nhiều loại động vật quý hiếm và hoang dã. Ở đó, các loại động vật có thể cư trú, tìm thức ăn sinh sống và sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, khi môi trường sống mất đi, nguồn thức ăn ngày càng hiếm hoi và cạn kiệt, nơi cư trú cùng dần thu hẹp nhỏ lại thậm chí mất đi thì các loại động vật khó có thể tồn tại và sinh sống.

Vì vậy, rừng bị phá hoại thì động vật quý hiếm, hoang dã trong rừng cũng bị diệt vong là điều diễn ra theo quy luật tự nhiên.

 

Câu 8: Dựa vào kiến thức của bản thân, theo em, muốn bảo vệ nguồn tài nguyên động, thực vật quý hiếm, cần phải có những biện pháp gì?

Trả lời:

Theo em, muốn bảo vệ nguồn tài nguyên động, thực vật quý hiếm, cần phải có những biện pháp như:

  • Thiết lập nhiều khu bản tồn, công viên quốc gia, vườn sinh thái để bảo vệ cuộc sống của các động vật còn sót lại.
  • Lập các ngân hàng gen, lưu giữ maaix gen của tất cả các laoij động thực vật trong tự nhiên.
  • Khai thác rừng phải có kế hoạch, đi đôi với việc tái tạo và trồng rừng. Cấm chặt phá rừng, hủy hoại môi trường sống của các loại động thực vật.
  • Tuyên truyền việc bảo vệ động vật hoang dã….

Từ khóa tìm kiếm Google: câu hỏi ôn tập bài 27 địa 6, câu hỏi ôn tập bài Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật, tổng hợp câu hỏi bài 27 Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật, ôn tập câu hỏi địa lí lớp 6 kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 kết nối tri thức

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 chân trời sáng tạo

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo

Giải sgk 6 cánh diều

Giải SBT lớp 6 cánh diều

Trắc nghiệm 6 cánh diều