Tính áp suất của chất lỏng

Bài 4: Một bình có diện tích đáy 20cm2. Lúc đầu, đổ 0,5l nước vào bình, sau đó đổ 0,5l dầu có khối lượng riêng 850kg/m3. Tính áp suất của khối lượng chất lỏng tác dụng lên:

a, Điểm ở thành bình, nằm trên đường thẳng nối mặt phân cách của hai môi trường.

b, Đáy bình.

Bài 5: Trong một bình hình trụ có một lớp dầu hỏa nằm trên một lớp nước có chiều cao 6cm. Áp suất tại một điểm ở đáy bình bằng bao nhiêu nếu khối lượng của dầu hỏa hấp đối khối lượng của nước? Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3

Bài 6: Một máy ép dùng dầu có 2 xi lanh A và B thẳng đứng nối với nhau bằng một ống nhỏ. Tiết diện thẳng của xi lanh A là 200cm2 và của xi lanh B là 4cm2. Trọng lượng riêng của dầu là 8000N/m3. Đầu tiên mực dầu ở trong hai xi lanh ở cùng một độ cao.

a) Đặt lên mặt dầu trong A một pít tông có trọng lượng 40N. Hỏi sau khi cân bằng thì độ chênh lệch giữa hai mặt chất lỏng trong hai xi lanh là bao nhiêu?

b) Cần phải đặt lên mặt chất lỏng trong B một pít tông có trọng lượng bao nhiêu để hai mặt dưới của 2 pít tông nằm trên cùng một mặt phẳng

c) Cần tác dụng lên pít tông trong nhánh B một lực là bao nhiêu để có thể nâng được một vật có khối lượng 200kg đặt lên pít tông trên nhánh A? Coi như lực ma sát không đáng kể.


Bài 1: 

a, Dầu và nước đều có thể tích như nhau, do đó khi đổ vào bình, mỗi chất lỏng có độ cao: 

h = $\frac{V}{S}=\frac{0,5.10^{-3}}{2.10^{-3}}$ =0,25cm

Tại điểm trên thành bình nằm ở mặt phân cách của hai môi trường, chỉ có lớp dầu bên trên gây ra áp suất tại đây:

pd = 8500.0,25 = 2125 N/m2

b, Áp suất của nước gây ra tại đáy bình:

pn = 10000.0,25 = 2500 N/m2

Áp suất của khối chất lỏng tác dụng lên đáy bình do áp suất của lớp dầu và lớp nước:

p = pd + pn =  2125 + 2500 = 4625 N/m2

Bài 2: Gọi chiều cao của lớp dầu hỏa là h1, của lớp nước là h2; khối lượng riêng của dầu hỏa là D1, của nước là D2, khối lượng của dầu hỏa là m1, của nước là m2; áp suất do dầu tác dụng lên đáy cốc là p1 và do nước tác dụng lên đáy cốc là p2.

Theo công thức: m = DSh, vì S là diện tích của đáy cốc không đổi nên m $\sim $ D, h

Ta có: $\frac{m_{1}}{m_{2}}=\frac{D_{1}.h_{1}}{D_{2}.h_{2}}=2$

=> D1.h1 = 2D2.h2 =>  d1.h1 = 2d2.h2

ÁP suất tại một điểm ở đáy cốc là: 

p = d1.h1 + d2.h2 = 3d2.h2 = 30D2.h= 30.1000.0,06 = 1800 N/m2

Bài 3: S1 = 200cm2 = 0,02m2; S2 = 4cm2 = 0,0004m2; d = 8000N/m3

a, P= 40N => h = ?; b, P= ?; c) m = 200kg => P3 = 2000N => F = ?

                        Tính áp suất của chất lỏng

a) Khi đặt pít tông có trọng lương P1 lên mặt chất lỏng trong nhánh A có tiết diện S1 thì lúc đó chất lỏng trong nhánh A được dồn sang nhánh B, làm cho cột chất lỏng trong nhánh B được dâng lên.

Áp suất của pít tông tác dụng lên mặt chất lỏng ở nhánh A là : p1 = $\frac{P_{1}}{S_{1}}$

Áp suất của cột chất lỏng trong nhánh B lên một điểm trên mặt phẳng nằm ngang với mực chất lỏng trong nhánh A là: p2 = d.h

Do có cân bằng nên ta có p1 = p2 hay $\frac{P_{1}}{S_{1}}$ = d.h

=> h = $\frac{P_{1}}{d.S_{1}}$ = $\frac{40}{8000.0,02}$ = 0,25(m) = 25(cm)

b) Khi đặt lên mặt chất lỏng trong nhánh B một pít tông có trọng lượng P2 thì pít tông này tác dụng lên mặt chất chất lỏng một áp suất là : p3 = $\frac{P_{2}}{S_{2}}$

Khi cân bằng, mặt dưới của 2 pít tông cùng nằm trên 1 mặt phẳng nằm ngang. Vậy áp suất 2 pít tông tác dụng lên mặt chất lỏng bằng nhau nên ta có p1 = p3

Hay $\frac{P_{1}}{S_{1}}$ = $\frac{P_{2}}{S_{2}}$

=> P2 = $\frac{P_{1}.S_{2}}{S_{1}}$ = $\frac{40.0,0004}{0,02}$ = 0,8(N)

c) Khi đặt vật có khối lượng 20kg lên pít tông ở nhánh A thì vật này gây áp suất lên pít tông A là p4 = $\frac{P_{3}}{S_{1}}$

Vậy muốn nâng vật này lên phải tác dụng lên pít tông B một lực F sao cho áp suất gây ra lên trên pít tông B lớn hơn áp suất do vật gây ra lên trên  pít tông A

 Nên ta có  $\frac{P_{3}}{S_{1}}\leq \frac{F}{S_{2}}$ 

=> F $\geq \frac{P_{3}.S_{2}}{S_{1}}=\frac{2000.0,0004}{0,02}$ = 40(N)


Bình luận

Giải bài tập những môn khác