Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có những giá trị lịch sử và văn hóa như thế nào?

III. Sử học với phát triển du lịch 

1. Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

Câu 1. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có những giá trị lịch sử và văn hóa như thế nào? 


Giá trị lịch sử và văn hóa của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại:

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

  Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là hình thức thể hiện niềm tin của người dân vào sự hiện diện của các Vua Hùng; là tín ngưỡng cơ bản, phổ biến, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt Nam trong nước và Việt kiều ở nước ngoài. Trong đời sống đương đại hiện nay, mạch nguồn tín ngưỡng của người dân Việt Nam ấy vẫn luôn là “sống về mồ mả, không ai sống về cả bát cơm”. Câu thành ngữ dân gian mang đầy tính hình tượng, tính biểu cảm cao nhằm giáo dục cũng như đề cao vấn đề phúc đức tổ tiên (cách nói khác là nhờ phúc ấm tổ tiên) là rất quan trọng.

  Trên phương diện đối với mỗi cá nhân, ý thức tự hào về cội nguồn dân tộc được hình thành từ trong gia đình, củng cố trong làng xã và được phát triển trong toàn quốc theo quan hệ huyết thống: Dòng máu Lạc Hồng, con cháu Lạc Hồng...

  Trên phương diện cộng đồng, xã hội: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được hiểu như là một ký ức tập thể, kỷ niệm của nhân dân về quá khứ dân tộc, mang tính gắn kết cộng đồng cao. Nói cách khác, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của người Việt Nam là sợi dây kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai.

  Giá trị đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đó là giá trị giáo dục đạo đức truyền thống. Trong tâm thức người Việt Nam, Vua Hùng được coi là biểu tượng, vị Tổ  dựng nước của dân tộc Việt. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm và lòng tự tôn, tự hào dân tộc. Cùng với các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có nhiều hình thức biểu hiện phong phú, đa dạng, không chỉ tôn thờ các Vua Hùng, trong thần điện chúng ta còn bắt gặp sự phối thờ các nhân vật như: Công chúa Tiên Dung, công chúa Ngọc Hoa, Tản Viên Sơn Thánh... 

  Giáo dục ý thức về tổ tiên, về lòng tự hào dân tộc cũng chính là những tiền đề, cơ sở hình thành lòng nhân ái, đạo đức cộng đồng, nhắc nhở mỗi cá nhân hành động theo các chuẩn mực xã hội và củng cố niềm tin vào sự chứng giám, phù hộ, che chở của các đấng thần linh là tổ tiên, anh hùng dân tộc. Thông qua đó khơi dậy lòng tự tôn, tự hào dân tộc, nêu cao ý nghĩa của lòng yêu nước thương nòi, biết ơn công lao gây dựng đất nước, được nhân dân ghi nhận và tôn thờ. Ở phương diện xã hội, đó còn là sợi dây tinh thần kết nối cộng đồng, biểu tượng của đoàn kết dân tộc.


Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo bài 4 Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại (P2)
Từ khóa tìm kiếm Google: Giải lịch sử 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn lịch sử, giải lịch sử 10 sách mới bài 4, bài 4 Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

Bình luận

Giải bài tập những môn khác