Tiếng cười trào phúng được thể hiện như thế nào qua việc đặc tả, nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đầm?

Câu 3: Tiếng cười trào phúng được thể hiện như thế nào qua việc đặc tả, nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đầm?


- Thi Hương là một khoa thi Nho học truyền thống nên ngay bản thân việc có sự xuất hiện của người nước ngoài đã là không phù hợp. Đã vậy nhưng thế lực ngoại bang này còn áp đảo hoàn toàn người Việt, thể hiện qua hình ảnh “cờ kéo rợp trời”, “váy lê quét đất”. Thực dân Pháp áp đặt được ách đô hộ lên nước ta, triều đình nhà Nguyễn chỉ còn là tay sai vì thế mà “quan sứ”, “mụ đầm” được trọng vọng hơn cả.

- Hình ảnh “cờ kéo rợp trời”, “váy lê quét đất” của quan sứ và mụ đầm đầy vẻ phô trương, hình thức, không đúng lễ nghi của một kì thi. Đối với một nhà nho có lòng tự trọng, tha thiết với truyền thống dân tộc thì những điều này thật sự không thể chấp nhận nổi.

- Phép đối được thể hiện chặt chẽ (cờ kéo rợp trời – váy lê quét đất, quan sứ đến – mụ đầm ra) cùng với cách nói giễu cợt “mụ đầm” càng nhấn mạnh sa sút về chất lượng, sự tuỳ tiện vô lối của kì thi.

=> Nói chung, tiếng cười trào phúng ở hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” này thể hiện ở cách tác giả châm biếm, chế giễu sự thiếu tôn nghiêm, lố bịch, đạp lên những chuẩn mực.


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác