Hai câu đề cho biết điều gì về chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX?

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Hai câu đề cho biết điều gì về chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX?


- “Nhà nước ba năm mở một khoa”: Đây là thông lệ của kì thi Hương thời phong kiến: 3 năm một lần. Thi Hương là một khoa thi Nho học liên tỉnh ở các triều đại phong kiến nhằm tuyển chọn nhân tài, bổ nhiệm làm quan. Ta có thể thấy là hình thức thi này phù hợp với thời kì trước đây, tức là các triều đại Lí, Trần, Lê,… còn ở thời điểm trong bài là thời nhà Nguyễn, quan trọng hơn nữa, đây là thời điểm nước ta trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến, hình thức thi kiểu này rõ ràng không còn phù hợp với thời cuộc. Lưu ý rằng đây chỉ là cách nhìn của ta ở thời điểm hiện tại, còn đối với nhà thơ Tú Xương, có thể câu này chỉ là một câu để mở vào bài, không có hàm ý gì ở đây.

- “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”: Từ năm 1831, ngoài Bắc có hai trường thi ở Nam Định và Hà Nội. Tuy nhiên, sau khi thực dân Pháp chiếm được đất Bắc thì các sĩ tử phải vào trong để thi. Từ năm 1886, hai trường này gộp lại thi chung tại Nam Định, lấy tên là trường Hà Nam. Từ “lẫn” được tác giả dùng với ý chê bai, khinh rẻ triều đình, cái “nhà nước” mà giờ đây chỉ còn là bù nhìn của Pháp, không còn năng lực, không còn khả năng bảo vệ được đất nước.

=> Nói chung, ta có thể thấy là chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX đã cổ hủ và đi đến giai đoạn suy tàn.


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác