Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt.

Câu 2: Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt.


- Trong 2 câu này tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ: “lôi thôi” và “ậm oẹ” được đảo lên đầu.

- Phép tu từ đảo ngữ trong các diễn đạt này đã thực sự làm nổi bật hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt ở khoa thi đồng thời thể hiện sự chê bai, châm biếm của tác giả:

+ “Lôi thôi”: Ở đây, ta cần hiểu là đối với một kì thi tầm cỡ như thế này thì các sĩ tử khi đi thi phải ăn mặc trang nghiệm, lịch sử, ra dáng con nhà có học nhưng ở đây họ lại ăn mặc lôi thôi, lếch thếch, không phù hợp.

+ “Ậm oẹ”: ậm oẹ chỉ việc nói không rõ, không liền mạch. Ở đây, ta cần hiểu là các quan viên, mà ở đây với tính chất là một kỳ thi lớn, thì họ phải thực sự có phong thái của một người làm quan, phải ăn to nói lớn, có khả năng nói trước đám đông, ngôn từ chuẩn mực. Tuy nhiên, ở kì thi này, các quan viên chỉ có thể “thét loa ậm oẹ”, thể hiện sự yếu kém, suy đồi của hệ thống quan lại. Những tên quan này không phải là những quan chức thực sự, vì dân vì nước mà chúng chỉ giỏi doạ nạt, ức hiếp dân chúng.


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác