Theo em, tuổi sinh học của cừu Dolly có tương ứng với tuổi thực của nó không? Giải thích. Từ đó, hãy cho biết, cần lưu ý điều gì khi thực hiện nhân bản vô tính...

Câu hỏi 5. Theo em, tuổi sinh học của cừu Dolly có tương ứng với tuổi thực của nó không? Giải thích. Từ đó, hãy cho biết, cần lưu ý điều gì khi thực hiện nhân bản vô tính động vật có vú bằng phương pháp chuyển nhân tế bào soma vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân.


Theo em, tuổi sinh học của cừu Dolly không tương ứng với tuổi thực của nó.

Cừu Dolly chào đời ngày 5-7-1996 từ ba người mẹ: Một con cừu cái cung cấp DNA, một cừu cái khác cung cấp trứng để tiếp nhận DNA của cừu cái thứ nhất vào và cừu cái thứ ba mang nặng đẻ đau. Cừu cái thứ nhất khi cung cấp DNA đã 6 tuổi và đã chết trước đó từ lâu. Điều này có nghĩa là khi mới sinh ra, cừu Dolly có tuổi thật là 6 tuổi về mặt gien và trở thành bản sao của “mẹ” nó. Cộng với 6 tuổi đời kể từ ngày sinh ra, có thể nói tuổi thật của cừu Dolly là 12 tuổi, đạt tuổi thọ trung bình của loài cừu (từ 10 đến 16 tuổi).

Hiện nay, tỉ lệ nhân bản thành công các con vật còn khá thấp. Con vật nhân bản như cừu Dolly có tuổi thọ thấp hơn bình thường, chứng tỏ quy trình nhân bản cần phải hoàn thiện nhiều hơn nữa.

Một trong các lí do mà các nhà khoa học nghĩ đến là việc tái lập trình hệ gene của tế bào cho nhân còn chưa được hoàn thiện. Trong quá trình biệt hoá tế bào, nhiều gene được đóng/mở bằng cách methyl hoá (gắn thêm nhóm -CH3) một số vị trí nucleotide (cytosine). Trong quá trình giải biệt hoá tế bào cho nhân, có thể một số gene trong tế bào cho nhân chưa được khử nhóm methyl nên còn nhiều gene chưa được giải biệt hoá, dẫn đến quá trình phát triển của con vật nhân bản chưa bình thường.


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải chuyên đề sinh học 10, giải CĐ sinh học 10 Cánh diều, giải CĐ sinh học 10 Cánh diều bài 4 Cơ sở công nghệ tế bào thực vật và ứng dụng

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác