Theo bạn, từ “dợn dợn” có điểm gì đặc biệt khiến nó không thể thay thế được?

Câu 6. Trong một số bản in bài thơ Tràng giang, từ dợn dợn trong câu “Lòng quê dợn dợn vời con nước” thường bị chép sai là “dờn dợn” hoặc “rờn rợn” (Điều này khiến tác giả thấy phiền lòng và đã lên tiếng đính chính). Theo bạn, từ “dợn dợn” có điểm gì đặc biệt khiến nó không thể thay thế được?


So với dờn dợn, từ dợn dợn đắt hơn vì có hai thanh trắc đi liền nhau mà lại là thanh có âm vực thấp, gây tình trạng “khổ độc” (khó đọc), diễn tả rất đạt cảm giác nặng nề của tâm trạng. Từ rờn rợn thiên về bộc lộ cảm giác chủ quan thuần tuý, gắn với nỗi sợ hãi trước một cái gì đó vô hình, trong khi từ dợn dợn “tích hợp” được trong đó vừa hình ảnh của“con nước” đang trải rộng trước mắt, vừa nỗi sầu muộn mênh mông trước cảnh “sông dài, trời rộng”.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác