Theo bạn, bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Cấu tứ đó có điểm gì độc đáo?

Bài tập 7: Đọc bài thơ sau của Chế Lan Viên và trả lời các câu hỏi:

TÌNH CA BAN MAI

Em đi như chiều đi
Gọi chim vườn bay hết.
Em về tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc.
Em ở trời trưa ở
Nắng sáng màu xanh che.
Tình em như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít.
Sợ gì chim bay đi
Mang bóng chiều bay hết.
Tình ta như lộc biếc Gọi ban mai lại về.
Dù nắng trưa không ở Ta vẫn còn sao khuya.
Hạnh phúc trên đầu ta
Mọc sao vàng chi chít.
Mai, hoa em lại về.

(Chế Lan Viên giữa chúng ta, NXB Giáo dục – Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2000, tr. 756 – 757 

Câu 1. Theo bạn, bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Cấu tứ đó có điểm gì độc đáo? 


Nhân vật trữ tình “em” là yếu tố cốt lõi đã liên kết các câu thơ, khổ thơ trong bài thành một chỉnh thể. Từ “em” ở đây không thuần tuý là một đại từ xưng hô.“Em” mang hàm nghĩa rộng và phong phú hơn.“Em” chính là ánh sáng, tình yêu, hạnh phúc. Nếu “em đi”, tất cả “đi” theo còn nếu “em về” hay “em ở” thì tất cả cùng theo về hay ở lại. Như vậy, “em” là tâm điểm của cuộc đời. Có “em”, cuộc đời tràn trề hi vọng và hạnh phúc trở thành vĩnh cửu, khiến nhân vật trữ tình có thể “chấp” tất cả: “Sợ gì chim bay đi”... Bốn khổ gồm hai câu ở phần đầu bài thơ nêu các tình huống giả định về việc “em đi”, “em về”, “em ở. Các khổ thơ sau và câu cuối bài phát triển ý thơ ở phần đầu bằng ngôn ngữ mang tính khẳng định, với sự xuất hiện của mô hình cú pháp: “Dù vẫn”... Như vậy, mặc dù hướng đến một điều không mới là tôn vinh, ca ngợi tình yêu, nhà thơ vẫn tìm được một cách thể hiện rất độc đáo, khiến bài thơ có sức hấp dẫn đặc biệt.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác