Tác giả vẫn coi "Rừng xà nu" là truyện một đời được kể trong một đêm,

Câu 2: Trang 48 sgk ngữ văn 12 tập 2

Tác giả vẫn coi "Rừng xà nu" là truyện một đời được kể trong một đêm, hãy cho biết:

a) Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm ấy có những phẩm chất đáng quý nào? So với nhân vật A Phủ thì hình tượng đó có gì mới mẻ?

b) Vì sao trong câu truyện bi tráng của Tnú cụ Mết nhắc đi nhắc lại Tnú đã không cứu được vợ con, để rồi khắc sâu vào tâm trí người nghe câu nói: ''Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo"?

c) Câu truyện của Tnú cũng như câu chuyện của làng Xô man nói lên chân lý lớn lao nào của dân tộc ta trong kháng chiến chống Mỹ?Vì sao cụ Mết muốn chân lý đó phải được nhớ, được truyền lại cho con cháu?

d) Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, Heng có vai trò gì trong việc khắc họa nhân vật chính và làm nổi bật tư tưởng cơ bản của tác phẩm? 


a)   Phâm chất, tính cách của người anh hùng Tnú:

  • Gan góc, táo bạo, dũng cảm, trung thực (khi còn nhỏ cùng Mai vào rừng tiếp tế cho anh Quyế
  • Lòng trung thành với cách mạng được bộc lộ qua thử thách (bị giặc bắt, tra tấn, lưng Tnú ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nhưng anh vẫn gan góc, trung thành).
  • Số phận đau thương: Không cứu được vợ con, bản thân bị bắt, bị tra tấn (bị đốt mười đầu ngón tay).
  • Quật khởi đứng dậy cầm vũ khí tiêu diệt bọn ác ôn.

A Phủ và Tnú tuy được xây dựng trong hai tác phẩm của hai tác giả ở hai thời kì khác nhau, ở hai miền đất khác nhau, nhưng đều là những con người miền núi. Một người thuộc dân tộc Mèo ở vùng Tây Bắc nên thơ (A Phủ), một người thuộc dân tộc Strá ở vùng Tây Nguyên hùng vĩ (Tnú). Cả hai đều mồ côi cha mẹ từ thuở ấu thơ, mang dáng dấp những đứa con côi trong cổ tích. A Phủ và Tnú đều sớm dạn dày, gan góc bởi hoàn cảnh sống đầy thử thách. Có nét gì chung rất dễ nhận ra ở hai con người cách nhau hàng ngàn cây số: đó là sự mạnh mẽ về thể chất và tinh thần. A Phủ đã dám đánh cả con quan, để rồi kiên gan chịu đựng những trận đòn báo thù khủng khiếp. Tnú thì thuở ấu thơ đã dám ra rừng đem gạo nuôi cán bộ, bị bắt, bị chém ngang dọc trên bụng trên lưng vẫn không hé răng khai báo nơi ở của cán bộ, bị đốt mười đầu ngón tay bằng nhựa xà nu vẫn cắn mồi đến bật máu để chịu đựng. Hai người chịu hai kiểu hành hạ, hài kiểu cực hình khác nhau, nhưng ta đều thấy ở họ sự chịu đựng phi thường. Cả A Phủ và Tnú đều là những con người luôn hướng về ánh sáng. Tnú bắt gặp lí tưởng cách mạng được truyền từ anh Quyết, cán bộ của Đảng hoạt động bí mật, Tnú giống như cây xà nu tiếp ánh sáng mặt trời để không ngừng vươn toả lên bầu trời tự do. A Phủ cũng lao khỏi bóng tối ở Hồng Ngài, chạy hàng tháng trời trong rừng để đến Phiềng Sa - khu du kích, rồi sau đó gặp cán bộ, được giác ngộ, trở thành đội trưởng đội du kích. Phẩm chất cách mạng ở những người dân miền núi trong hoàn cảnh ngặt nghèo đã được hai nhà văn thể hiện rất sinh động. Hai nhân vật ở hai vùng đất khác nhau, thuộc hai tộc người khác nhau, nhưng ta vẫn thấy ở họ có nét nào đó tương đồng trong tính cách. Ngoài sự cứng cỏi, gan góc, A Phủ và Tnú đều rất lặng lẽ, ít nói. Họ thuộc loại nhân vật hành động.  Tuy nhiên, Tnú là một  anh hùng được nâng lên thành pho sử thi. Mang ý thức, ý muốn của cộng đồng. Cuộc đời Tnú gắn với cách mạng từ thuở nhỏ nên phẩm chất cách mạng rất rõ ràng, vững chắc. Tnú là biểu tượng cho cộng đồng giàu truyền thống cách mạng trong khi đó A Phủ là chàng trai biết đến cách mạng khi đã trưởng thành

b)  Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú: “Tnú không cứu được vợ con”. Cụ Met nhắc tới bốn lần để nhấn mạnh: khi chưa cầm vũ khí. Tnú chỉ có hai bàn tay không thì ngay cả những người yêu thương nhất Tnú cũng không cứu được. Câu nói của cụ Met muốn khẳng định: chỉ có cầm vũ khí đứng lên mới là con đường sống duy nhất, mới bảo vệ được những gì thân yêu, thiêng liêng nhất; chân lí cách mạng đúc rút từ chính thực tế máu xương, tính mạng của dân tộc, những con người thương yêu nên chân lí ấy phải ghi tạc vào xương cốt, tâm khảm và truyền lại cho các thế hệ tiếp nối.

c)   Câu chuyện Tnú với dân làng Xô Man nói lên chân lí lớn của thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Phải chống lại mọi kẻ thù xâm lược, kể cả phải cầm vũ khi và hi sinh tính mạng.

  • Khi chưa cầm vũ khí, làng Xô Man rất đau thương: bọn giặc đi lùng sục như hùm beo, tiếng cười “sằng sặc” của những ác ôn, tiếng gậy sắt nện: “hừ hự” xuống thân người. Anh suýt bị treo cổ. Bà Nhan bị chặt đầu. Mẹ con Mai bị chết thảm. Tnú bị đốt mười đầu ngón tay...Cuộc sống ngột ngạt dồn nén đau thương, căm thù. Đêm Tnú bị đôt mười đầu ngón tay, làng Xô Man đã nổi dậy. Rừng xà nu “ào ào rung động . "xác mười tên giặc ngổn ngang”, tiếng cụ Met như mệnh lệnh chiên đâu: "thếlà bắt đầu rồi, đốt lửa lên”.
  • Đó là sự nổi dậy đồng khởi làm rung chuyển núi rừng. Câu chuyện vềcuộc đời về con người trở thành câu chuyện một thời, một nước.
  • Như vậy câu chuyện về cuộc đời Tnú đã mang ýnghĩa cuộc đời một dân tộc. Nhân vật sử thi của Nguyễn Trung Thành gánh trên vai sứ mệnh lịch sử to lớn.

d)  Vai trò của nhân vật: Cụ Mết, Mai, Dừ, Heng đối với việc làm nổi bật nhân vật trung tâm và chủ đề:

  • Cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng là sự tiếp nối các thế hệ làm nổi bật tinh thần bất khuất của làng Xô Man nói riêng, của Tây Nguyên nói chung
  • Cụ Mết “Quắc thước như một cây xà nu lớn” là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh tập hợp để nổi dậy đồng khởi.
  • Mai, Dít là thế hiện tại, trong Dít có Mai của thời trước và cóDít của hôm nay. vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.
  • Bé Heng là thế hệ tiếp nối, kế tục cha anh để đưa cuộc chiến tới thắng lợi cuối cùng.

Dường như cuộc chiến khốc liệt này đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải có sức trỗi dậy phi thường, phải như những cây xà nu nằm trong tầm đại bác. 


Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Rừng xà nu (P3)
Từ khóa tìm kiếm Google: câu 2 trang 48 sgk ngữ văn 12 tập 2, soạn câu 2 trang 48 sgk ngữ văn 12 tập 2,trả lời câu 2 trang 48 sgk ngữ văn 12 tập 2, Rừng xà nu

Bình luận