Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về địa hình, sông ngòi của châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long. Tìm hiểu thêm từ sách, báo, internet...

Vận dụng

Chọn và hoàn thành một trong hai nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về địa hình, sông ngòi của châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu thêm từ sách, báo, internet và cho biết: Hiện nay việc khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long có cần thiết không? Vì sao?


Nhiệm vụ 1:

  • Vùng châu thổ sông Hồng:

Sông Hồng

Đồng bằng Sông Hồng

Đồng bằng Sông Hồng

  • Đồng bằng sông Cửu Long:

ĐB SCL

ĐB SCL

ĐB SCL

Nhiệm vụ 2: 

Hiện nay, việc khai thác, cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long vẫn rất cần thiết:

  • Đối với đồng bằng sông Hồng:

Đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa then chốt đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước:

          - Có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế - xã hội

          - Có lịch sử khai thác lãnh thổ từ lâu đời với nghề trồng lúa nước truyền thống gắn liền với nền văn minh sông Hồng.

          - Nền văn hiến lâu đời, nhiều di tích lịch sử, nhiều lễ hội truyền thống

          - Là vùng kinh tế quan trọng của đất nước.

Tuy nhiên, hiện nay, mật độ dân số tập trung ở đồng bằng sông Hồng rất cao, gây ra một số vấn đề như:

- Diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp nhất cả nước: chỉ bằng ½ mức bình quân của cả nước.

- Sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu tích lũy và cải thiện đời sống nhân dân.

- Hàng loạt vấn đề cấp bách đòi hỏi phải giải quyết: việc làm, nhà ở…

- Việc quy hoạch đô thị chưa hợp lí khiến dân cư một số khu vực phải chịu cảnh ngập lụt cục bộ mỗi khi mưa lớn kéo dài, gây trở ngại cho giao thông, đi lại,...

  • Đối với đồng bằng sông Cửu Long:

- Đồng bằng có vị trí chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội nước ta:

+ Là vùng trọng điểm số 1 về sản xuất lương thực – thực phẩm của nước ta. 

+ Việc giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm có ý nghĩa lớn: cung cấp lương thực, thực phẩm cho cả nước đồng thời tạo ra mặt hàng xuất khẩu chủ lực: thủy sản, lúa gạo.

- Lịch sử khai thác lãnh thổ muộn, đồng bằng không bị con người can thiệp sớm, do đó tiềm năng về tự nhiên còn nhiều, việc đẩy mạnh cải tạo tự nhiên ở đây là vấn đề hết sức cấp bách nhằm biến đồng bằng thành một khu vực kinh tế quan trọng của nước ta.

- Tiềm năng phát triển kinh tế của vùng còn lớn :

+vĐất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu được bồi đắp hàng năm rất thích hợp trồng lúa. Diện tích đất phèn, đất mặn, đất hoang hóa còn nhiều, là cơ sở để vùng mở rộng diện tích đất canh tác.

+ Khí hậu cận xích đạo, không có mùa đông lạnh, thời tiết ít biến động, ít thiên tai thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

+ Nguồn nước dồi dào (sông Tiền, sông Hậu, mạng lưới kênh rạch) có giá trị giao thông, cung cấp nước, nguồn lợi thủy sản, môi trường nuôi trồng thủy sản.

+ Diện tích rừng tràm và rừng ngập mặn lớn nhất nước ta, có giá trị không chỉ về kinh tế mà cả về sinh thái, môi trường.

+ Động vật có giá trị hơn cả là cá và chim. Nhiều sân chim tự nhiên, nguồn thủy sản biển giàu có, chiếm khoảng ½ tổng trữ lượng cả nước.

+ Vùng có hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.

- Vùng có nhiều hạn chế cần khắc phục

+ Mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau, làm tăng diện tích đất phèm và đất mặn, gây nguy cơ cháy rừng cao.

+ Diện tích đất phèn và đất mặn lớn, việc sử dụng, cải tạo gặp nhiều khó khăn.

+Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, thiếu các nguyên tố vi lượng, đất quá chặt, khó thoát nước, không thích hợp cho trồng lúa.

+ Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho phát triển kinh tế.

- Do khai thác không hợp lí của con người nên tài nguyên môi trường đang bị suy thoái: diện tích rừng ngập mặn giảm, môi trường xuống cấp.


Trắc nghiệm Địa lý 8 kết nối Chủ đề chung 1 Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác