Chế độ nước của các sông chính ở châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long khác nhau như thế nào? Theo em, quá trình con người...
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập
CH 1. Chế độ nước của các sông chính ở châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long khác nhau như thế nào?
CH 2. Theo em, quá trình con người khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long có điểm gì giống và khác nhau?
Câu 1.
- Sông Hồng:
Chế độ nước sông Hồng tương đối đơn giản, trong năm có một mùa lũ và một mùa cạn rõ rệt:
- Mùa lũ kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm với các đợt lũ lên nhanh và đột ngột.
- Mùa cạn kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau), chỉ chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm, mực nước sông hạ thấp rõ rệt.
- Sông Cửu Long:
Lưu lượng nước trung bình năm và tổng lượng phù sa của sông Cửu Long rất lớn. Chế độ nước của sông Cửu Long đơn giản và điều hoà, chia thành hai mùa:
- Mùa lũ dài 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11), chiếm khoảng 80% lưu lượng dòng chảy cả năm. Lũ khi lên và khi rút đều diễn ra chậm vì lưu vực sông Mê Công dài, có dạng lông chim và được điều tiết bởi hồ Tôn-lê Sáp.
- Mùa cạn dài 7 tháng (từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau), chiếm khoảng 20% lưu lượng dòng chảy cả năm. Đặc biệt, vùng hạ lưu châu thổ chịu tác động rất mạnh của chế độ thuỷ triều.
Câu 2:
Giống nhau:
- Cả hai đồng bằng đều được khai thác từ rất sớm.
- Nhân dân 2 vùng đều biết cách khai thác nguồn lợi từ sông nước, cải tạo vùng châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của 2 con sông lớn này.
Khác nhau:
- Sông Hồng: Quá trình khai thác gắn liền với công cuộc trị thủy, xây dựng hệ thống đê điều ngăn lũ.
- sông Cửu Long: Việc khai khẩn là quá trình thích ứng với tự nhiên.
Bình luận