Quan sát Bảng 6.1, cho biết nhiên liệu nào là chất lỏng dễ cháy và chất lỏng có thể gây cháy.

1. ĐIỂM CHỚP CHÁY, NHIỆT ĐỘ TỰ BỐC CHÁY, NHIỆT ĐỘ NGỌN LỬA

Câu hỏi 1. Quan sát Bảng 6.1, cho biết nhiên liệu nào là chất lỏng dễ cháy và chất lỏng có thể gây cháy. 

Câu hỏi 2. Giải thích vì sao xăng dễ bốc cháy hơn dầu hoả.

Câu hỏi vận dụng 

Điểm chớp cháy được áp dụng trong các quy định an toàn và vận chuyển. Cục Hàng không Việt Nam đã quy định: Tinh dầu được coi là chất lỏng dễ cháy và là hàng hoá nguy hiểm nếu có điểm chớp cháy nhỏ hơn 60°C. Quan sát Bảng 6.2, hãy cho biết các hãng hàng không có thể từ chối vận chuyển các loại tinh dầu nào. 

Câu hỏi 3. Hãy phân biệt hai khái niệm “điểm chớp cháy” và “nhiệt độ tự bốc cháy”.

Câu hỏi 4. Hãy cho biết nhiên liệu nào trong Bảng 6.3 có khả năng gây cháy, nổ cao nhất. 

Câu hỏi vận dụng

Hãy giải thích vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy. 

Câu hỏi 5. Phân biệt hai khái niệm “ điểm chớp cháy ” và “ nhiệt độ ngọn lửa ”.

Câu hỏi 6. Vì sao nhiên liệu cháy trong không khí tạo ra nhiệt độ ngọn lửa thấp hơn so với cháy trong oxygen tinh khiết? 


Câu hỏi 1. 

  • Chất lỏng dễ cháy: xăng, propane, pentane, diethyl ether, acetone, benzene, isooctane, n - hexane, ethanol, methanol, isopropyl alcohol, pyridine, xylene, toluene.
  • Chất lỏng có thể gây cháy: biodiesel, dầu hoả. 

Câu hỏi 2. 

Xăng có điểm chớp cháy thấp hơn dầu hoả nên dễ bốc cháy hơn. 

Câu hỏi vận dụng 

Các hãng hàng không có thể từ chối vận chuyển các loại tinh dầu như là: Tinh dầu trà, dứa, nhựa thông, cam, sả chanh.

Câu hỏi 3.

  • Điểm chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất của khí quyển mà một chất lỏng hoặc vật liệu dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí khi tiếp xúc nguồn lửa.
  • Nhiệt độ tự bốc cháy là nhiệt độ thấp nhất mà tại đó, chất cháy tự cháy mà không cần tiếp xúc với nguồn lửa ở điều kiện áp suất khí quyển.

Câu hỏi 4. Diethyl ether vì có nhiệt độ tự bốc cháy thấp nhất.

Câu hỏi vận dụng

Do than tác dụng chậm với O2 trong không khí tạo CO2 phản ứng này toả nhiệt. Khi than chất thành đống lớn, phản ứng này diễn ra nhiều và liên tục, nhiệt toả ra được tích góp dần tới khi đạt tới nhiệt độ tự bốc cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy.

Câu hỏi 5.

Điểm chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất của khí quyển mà một chất lỏng hoặc vật liệu dễ bay hơi tạo thành lượng hơi đủ để bốc cháy trong không khí khi gặp nguồn phát tia lửa. Sau đó tia lửa tắt ngay.

Nhiệt độ ngọn lửa (nhiệt độ cháy) là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất khí quyển mà tại đó hơi của chất cháy vẫn tiếp tục cháy sau khi gặp nguồn phát tia lửa.

Câu hỏi 6. 

Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn sự cháy trong oxygen vì không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxygen chiếm khoảng 20% về thể tích, còn lại là nhiều chất khí khác. Do đó khi cháy trong không khí, lượng oxygen có thể cung cấp không đủ cho sự cháy hoặc cung cấp không liên tục. Mặt khác, nhiệt lượng toả ra còn bị tiêu hao do làm nóng các khí khác (như nitrogen, carbon dioxide,...) hoặc trao đổi với môi trường. Vì vậy nhiệt độ ngọn lửa cũng thấp hơn so với khi cháy trong oxygen tinh khiết. 


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải chuyên đề hóa học 10 Chân trời, giải CĐ hóa học 10 CTST, giải CĐ hóa học 10 Chân trời bài 6 Điểm chớp cháy, nhiệt độ tự bốc cháy và nhiệt độ cháy

Bình luận

Giải bài tập những môn khác