Phân biệt phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ.

MỞ ĐẦU

Nông nghiệp hữu cơ đang phát triển nhanh chóng trên thế giới vì những lợi ích mang lại cho con người và môi trường. Do đó, thúc đẩy sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ cũng là một trong những xu hướng của nông nghiệp hiện đại. Phân bón hữu cơ là gì? Vai trò của chúng trong nông nghiệp và tác động đến môi trường như thế nào?

1. PHÂN BÓN HỮU CƠ

Phân loại phân bón hữu cơ, tìm hiểu vai trò, thành phần, ưu nhược điểm của một số loại phân bón hữu cơ

Thảo luận 1. Phân biệt phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ.


Điểm giống nhau

Đều là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng sinh trưởng và phát triển qua các giao đoạn sống của cây. Tuy nhiên, do khác nhau về tính chất nên cả hai loại phân sẽ có những tác động tích cực và tiêu cực dành cho cả đất, cây trồng, môi trường và con người qua những điểm khác biệt dưới đây.

Điểm khác nhau giữa phân hữu cơ và phân vô cơ

Điểm so sánhPhân hữu cơPhân vô cơ
Phân loạiPhân bón hữu cơ được phân thành 2 nhóm chính:

+ Phân bón hữu cơ truyền thống như: phân chuồng, phân xanh, phân từ thức ăn thừa, phân trùn quế,…

+ Phân bón hữu cơ sinh học

+ Phân hữu cơ khoáng

Phân vô cơ gồm các loại chính: Phân đạm, Phân lân, Phân kali, phân phức hợp, phân hỗn hợp và phân vi lượng,...
Hàm lượng dinh dưỡngTỷ lệ dinh dưỡng theo tỷ lệ chuẩn và có độ ổn định. Tuy nhiên, thành phần chứa ít các nguyên tố dinh dưỡng.Tỷ lệ dinh dưỡng cao nhưng khó kiểm soát độ ổn định. Tuy nhiên, thành phần chưa nhiều nguyên tố dinh dưỡng.
Cách sử dụngDùng cả trong bón lót và bón thúc tùy vào loại phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, thường được áp dụng nhiều trong bón lót trước khi gieo trồng.Dùng cả trong bón lót và bón thúc.Thường được sử dụng trong bón thúc vào các thời điểm cây ra hoa, đậu trái,…
Tính tan và hiệu quảTan chậm kéo dài nhưng mang lại hiệu quả tích cực với cả đất và cây trồng.Tan nhanh, chất dinh dưỡng có sẵn cho cây nhanh chóng, có thể thấy sự phát triển của cây trong vòng vài ngày.
Chất lượng nông sảnVẻ ngoài không được chẩn và đẹp mắt nhưng cho hương vị và chất lượng cực kỳ cao.Có màu sắc đẹp mắt nhưng không để được lâu ngày và mất đi một phần hương vị của nông sản.
Tác động đến hệ sinh tháiCân bằng hệ sinh thái, thân thiện với tự nhiên.Có khả năng gây hại đến hệ sinh thái tự nhiên. Các chất hóa học có thể làm chết nhóm vi sinh có lợi trong đất và các loại thủy sinh ở nguồn nước lân cận.
Tác động đến đấtCác chất hữu cơ được phân giải sẽ kết hợp với các chất khoáng dinh dưỡng trở thành các phức hệ hữu cơ – khoáng có tác dụng quan trọng trong việc làm giảm sự rửa trôi, xói mòn các chất dinh dưỡng. Ngoài ra với các chất mùn có trong phân hữu cơ sẽ làm tăng tính ổn định của kết cấu đất, chính vì thế bảo vệ được cấu trúc đất, hạn chế tối đa việc xói mònTăng mức độ acid, khiến đất dễ bị chua và bạc màu.
Tác động đến môi trườngKhông giống như phân bón vô cơ chứa các hóa chất độc hại, khó phân hủy ở môi trường tự nhiên thì phân bón hữu cơ có thể phân hủy hết trong điều kiện tự nhiên. Phân bón hữu cơ làm tăng kết cấu của đất, giúp đất trở thành một bộ máy lọc thông minh, lọc các chất độc có trong đất, nước rồi từ từ phân hủy hoặc làm giảm tính độc của chúng, giúp bảo vệ môi trường, an toàn cho con người.Một số phân hóa học chứa hợp chất Nitrate. Khi được bón xuống đồng ruộng, nước mưa làm trôi các chất Nitrat này xuống ao hồ sông suối làm phát triển các loại rong tảo, khi rong tảo chết đi, quá trình phân hủy sẽ sử dụng rất nhiều Oxygen trong nước, hậu quả là nước bị thiếu dưỡng khí và làm các sinh vật không thể sống được. Ngoài ra dư lượng Nitrate trong rau hoặc các thực phẩm có thể gây ra việc chuyển hóa Hemoglobin trong máu thành Methemoglobin, sự chuyển hóa này xảy ra mạnh và nhiều hơn ở người trẻ, gây nên bệnh và chết người.


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải chuyên đề hóa học 11 Chân trời, giải CĐ hóa học 11 CTST, giải CĐ hóa học 11 Chân trời bài 3 Phân bón hữu cơ

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác