Nội dung chính bài: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: "Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11 tập 1. 


[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Phân tích đẻ là công việc trước tiên trong quá trình làm một bài văn nghị luận. Khi phân tích đề, cần đọc kĩ để bài, chú ý những từ ngữ then chốt để xác định yêu câu vẻ nội dung, hình thức và phạm ví tư liệu cần sứ dụng.
  • Quá trình lập dàn ý bao gồm : xác lập luận điểm, luận cứ, sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo một trình tự lôgíc, chặt chè. Cần có kí hiệu trước mỗi để mục đế phân biệt luận điểm, luận cứ trong dàn ý.

 

B. Nội dung chính cụ thể

1. Phân tích đề

Cần xác định được:

  • Nội dung luận đề.
  • Thao tác lập luận chính và phụ.
  • Phạm vi tư liệu cần minh hoạ và các quan hệ từ tạo liên kết các vế câu trong đề (nếu có).

2. Lập dàn bài:

Qúa trình lập dàn bài  cần theo một trình tự :

  • Bước 1: Trên cơ sở của phần phân tích đề à xác định ý lớn (luận điểm)
  • Bước 2: Từ hệ thống ý lớn à xác lập các ý nhỏ làm sáng tỏ cho ý lớn (luận cứ).
  • Bước 3: Sắp xếp các luận điểm; luận cứ theo một trình tự lôgic ở mỗi phần bố cục của bài văn:
    • Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận.
    • Thân bài: triển khai nội dung nghị luận với các thao tác lập luận cơ bản.
    • Kết bài: Tóm lược vấn đề đã nghị luận ==> đánh giá, mở rộng vấn đề.

Ví dụ: Dàn ý nghị luận lòng yêu nước trong bài Câu cá mùa thu

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm
  • Trích đề: Tấm lòng yêu quê hương, đất nước trong bài Thu điếu

b. Thân bài:

  • Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện qua sự gắn bó sâu nặng, tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương thông qua việc dựng lên một bức tranh làng cảnh rất đẹp, rất đặc trưng cho khung cảnh mùa thu nông thôn Bắc Bộ.
    • Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo; ⇒ bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường.
    • Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh, đan xen là những chuyển động nhẹ nhàng ⇒ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”.
    • Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn ⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng
  • So sánh điểm giống và điểm khác khi tác giả sử dụng các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ với các tác phẩm khác, các nhà thơ khác.
  • Tình yêu nước thể hiện qua nỗi buồn lắng, suy tư của nhà thơ. Xét trong bối cảnh chung của đất nước, cũng như hoàn cảnh chung của nhà thơ nỗi buồn ấy cũng thể hiện nhân cách cao khiết và lòng yêu nước của nhà nho Nguyễn Khuyến. Ông đã cảm nhận rõ sự bất lực của mình trước thời cuộc nhưng quyết không theo đòi lũ bán nước đồng thời, dứt khoát rời khỏi chốn quan trường. Thái độ bất hợp tác với giặc và nỗi buồn đau cho tình cảnh của đất nước cũng là biểu hiện của lòng yêu nước của nhà thơ.

⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương

c. Kết luận

  • Đánh giá ý nghĩa của vấn đề.
  • Rút ra bài học cho bản thân.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác