Soạn giản lược bài bài ca ngất ngưởng

Soạn văn 11 bài bài ca ngất ngưởng giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Nội dung bài soạn

Câu 1:

Từ “ngất ngưởng” trong từng văn cảnh sử dụng:

  • Từ ngất ngưởng thứ nhất chỉ sự thao lược, tài năng, và phong cách ngạo nghễ khi làm quan của Nguyễn Công Trứ.
  • Từ ngất ngưởng thứ hai chỉ sự ngang tàng của tác giả ngay khi làm dân thường.
  • Từ ngất ngưởng thứ ba khẳng định cái hơn người của Nguyễn Công Trứ là dám thay đổi, thích nghi với hoàn cảnh, từ một viên tướng tay kiếm cung oanh liệt, có thể hiền lành như một kẻ tu hành, nhưng còn hơn người là việc đem cả gái hầu vào chốn chùa chiền.
  • Từ ngất ngưởng thứ tư cho thấy tác giả hơn người là vì dám coi thường công danh phú quý, coi thường cả dư luận khen chê, thỏa thích vui chơi bất cứ thú gì, không vướng bận đến sự ràng buộc thân phận.
  • Từ ngất ngưởng cuối cùng chính là sự đánh giá của tác giả về con người mình dám coi thường công danh phú quý, coi thường cả dư luận khen chê, thỏa thích vui chơi bất cứ thú gì, không vướng bận đến sự ràng buộc thân phận.

Câu 2:

Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan vì ông coi việc làm quan là một điều kiện, một phương tiện để thể hiện hoài bão vì dân vì nước và tài năng của mình. điều quan trọng là trong một môi trường có nhiều trói buộc, ông vẫn thực hiện được lí tưởng xã hội của mình và vẫn giữ được bản lĩnh, cá tính.

Câu 3:

  • Ông cho mình ngất ngưởng bởi lối sống phá cách của một con người thích làm những chuyện trái khoáy ngược đời để ngạo đời, thể hiện thái độ và khát vọng  sống tự do tự tại.
  • Trong bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã nói về mình, đánh giá chính mình. Giọng điệu tự thuật khẳng khái, đầy cá tính đã cho thấy ông rất thẳng thắn và có ý thức về cách sống của mình. Nguyễn Công Trứ hoàn toàn tự hào về những đóng góp cho xã hội, tự hào vì chính thái độ coi thường danh lợi, coi thường phú quý, công danh của mình.

Câu 4:

Nét tự do của thể tài hát nói so với thơ Đường luật  là ở: hát nói quy định về số câu, cách chia khổ nhưng người viết hoàn toàn có thể phá cách để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, về cách gieo vần, nhịp điệu,... Sự phóng khoáng của thể thơ rất thích hợp với việc truyền tải những quan niệm nhân sinh mới mẻ của tầng lớp nhà nho tài tử khao khát khẳng định mình, bỏ qua sự gò bó của lễ giáo phong kiến.

Phần luyện tập

Câu 1:

Sự khác biệt ở các sử dụng từ ngữ:

  • Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ sử dụng ngôn ngữ phóng khoáng, tự do lại mang chút ngông, ngạo nghễ. Cách sử dụng từ ngữ ấy vừa thể hiện được quan niệm sống "ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ, vừa cho ta thấy được nét độc đáo trong phong cách sáng tác của ông. Đó cũng chính là điều làm nên sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Công Trứ.
  • Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh là bài thơ ca ngợi phong cảnh thiên nhiên trữ tình ở Hương Sơn - một trong những quần thể thắng cảnh và kiến trúc tuyệt đẹp ở Mĩ Đức, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Vì thế nên tác giả đã sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng, tinh tế và thấm đẫm ý vị thiền.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: soạn giản lược văn 11, hướng dẫn soạn văn 11, soạn văn lớp 11 ngắn nhất, soạn bài Bài ca ngất ngưởng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác