Những nét chính về hoạt động kinh tế và đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

3. Hoạt động kinh tế, đời sống vật chất

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 16.4 đến 16.9, hãy:

  • Trình bày những nét chính về hoạt động kinh tế và đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
  • Nêu những đặc sắc trong đời sống vật của một dân tộc mà em ấn tượng nhất. 


- Những nét chính về hoạt động kinh tế và đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam:

Hoạt động kinh tế:

  • Nông nghiệp:
    • Hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu của các cộng đồng dân tộc Việt Nam là trồng trọt, chăn nuôi nhưng có sự khác nhau về hình thức giữa đồng bằng và miền núi. 
    • Người Kinh tập trung ở chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du và duyên hải, kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã được hình thành và phát triển từ rất sớm. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản cũng là những hoạt động kinh tế phổ biến. 
    • Các dân tộc thiểu số phần lớn phân bố ở miền núi, trung du, cao nguyên. Hiện nay, họ đã chuyển sang hình thức canh tác định canh, trồng nhiều loại cây như lúa, ngô, khoai xen canh rau, lạc, vừng,...
  • Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
    • Người Kinh phát triển các nghề thủ công như gốm, dệt, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy từ rất sớm. Một số nghề đã đạt đến trình độ cao, nhiều làng nghề thủ công có truyền thống từ lâu đời và nổi tiếng trong cả nước như làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt chiếu Long Định (Đồng Tháp),...
    • Ở vùng Tây Bắc ngoài nông nghiệp, người dân còn dệt thổ cẩm, dệt lanh, chế tạo đồ trang sức,...Các dân tộc Tây Nguyên phát triển dệt thổ cẩm, mây tre đan, điêu khắc tượng,...Ở vùng Tây Nam Bộ, các dân tộc Khơ-me, Chăm giỏi nghề dệt lụa, dệt chiếu, làm gốm.

Đời sống vật chất:

  • Ăn:
    • Cơm tẻ, nước chè là đồ ăn, thức uống cơ bản truyền thống hằng ngày của người Kinh ở miền Bắc. Trong bữa ăn thường có các món canh, rau, ưa dùng nước mắm. Món ăn của người Kinh ở miền Trung thường cay và mặn hơn các khu vực khác. Miền Nam thường có những món hơi ngọt và ít cay.
    • Bữa ăn hằng ngày của các dân tộc ít người ở Tây Bắc thường có xôi, ngô. Một số dân tộc ở Tây Nguyên chủ yếu ăn cơm tẻ, không thể thiếu muối ớt trong bữa ăn. Các dân tộc ở Tây Bắc và Tây Nguyên thường uống rượu cần như một hình thức sinh hoạt văn hóa chung.
  • Mặc:
    • Trước đây, đàn ông người Kinh thường mặc quần áo nâu, đi chân trần. Phụ nữ người Kinh thường mặc váy đen, yếm, áo cánh nâu, chít khăn mỏ quạ đen, áo bà ba, quấn khăn rằn (Nam Bộ). Áo dài phổ biến từ đầu thế kỉ XX và trở thành trang phục truyền thống trong các dịp lễ tết của phụ nữ Việt Nam.
    • Trang phục của các dân tộc thiểu số được đặc trưng bởi văn hóa, chất liệu hoặc màu sắc riêng. Các dân tộc ở Tây Bắc chú trọng các họa tiết đa sắc với kĩ thuật thêu công phu. Màu sắc, chất liệu hoa văn trên trang phục của các dân tộc ít người ở đồng bằng sông Cửu Long thường đơn giản, phù hợp với môi trường và cuộc sống vùng sông nước. 
  • Ở:
    • Nhà truyền thống của người Kinh ở các vùng đồng bằng, duyên hải thường là nhà trệt. Trong khuôn viên thường được bố trí liên hoàn nhà - sân - vườn- ao. Ngôi nhà chính thường có kết cấu 3 hoặc 5 gian. Ở nhiều tỉnh ở Nam Bộ, nhà bếp thường được làm sát kề hay nối kề với ngôi nhà chính. Trong đời sống hiện đại, nhà ở của người Kinh ở nông thôn hay thành thành thị được xây dựng kiên cố, chịu ảnh hưởn của kiến trúc phương Tây.
    • Các dân tộc thường sống tập trung trong các xóm, làng, bản ở chân núi,...với kiểu nhà sàn phổ biến là nhà sàn để ở và có một ngôi nhà chung làm nơi sinh hoạt công cộng.
  • Phương tiện đi lại:
    • Phương tiện đi lại truyền thống của người Kinh trên đường bộ chủ yếu là ngựa, xe ngựa, xe kéo tay; trên đường thủy có thuyền, bè,....Mỗi loại này có nhiều kiểu dáng, kích thước khác nhau.
    • Ngựa thồ, xe ngựa là phương tiện vận chuyển, đi lại truyền thống phổ biến của nhiều dân tộc thiểu số các tỉnh vùng núi phía Bắc. Các dân tộc Tây Nguyên thường sử dụng voi, ngựa để đi lại. Người Khơ-me Nam Bộ thường sử dụng xe bò, xe lôi, đi lại trên đường, vận chuyển nông sản.
    • Trong xã hội hiện đại, xe máy, xe đạp, ô tô là phương tiện giao thông phổ biến. Tàu hỏa, máy bay được sử dụng phổ biến ở Việt Nam từ khoảng cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đến nay cũng trở thành phương tiện đi lại quen thuộc của người dân Việt Nam. 

- Những đặc sắc trong đời sống vật của một dân tộc mà em ấn tượng nhất:

  • Trang phục: Một bộ trang phục truyền thống của người dân tộc Thái bao gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích. Không chỉ có nước da trắng, người dân tộc Thái còn biết cách sử dụng trang phục để khéo léo tôn lên vẻ đẹp của đường cong cơ thể vừa kín đáo, tế nhị. Mỗi một chi tiết trên trang phục của người dân tộc Thái đều có ý nghĩa riêng, cụ thể như sau:
    • Kiểu dáng áo cóm: Nếu như áo cóm của người Thái trắng thường có cổ hình trái tim thì người Thái đen thường có cổ cao. Riêng với người Thái trắng, áo cóm được thiết kế theo hai kiểu ngắn tay và cộc tay. Những chiếc áo cóm ngắn tay thường dùng cho phụ nữ có tuổi còn những chiếc áo cóm cộc tay dành cho thiếu nữ.
    • Hàng cúc trên áo cóm: Cúc trên áo cóm không phải là những loại cúc thông thường chúng ta thường hay nhìn thấy hàng ngày mà được làm bằng bạc và có hình con bướm. Hàng cúc trên áo được chia thành hai bên đối xứng với nhau và một bên là hàng bướm cái, một bên là hàng bướm đực. Những người con gái dân tộc Thái nếu chưa có chồng sẽ mặc áo có hàng cúc lẻ còn những người đã có chồng sẽ mặc hàng áo có cúc chẵn.
    • Ngoài ra người Thái còn có phong tục cho cô dâu mặc những chiếc áo cóm có cục bằng vàng để làm của hồi môn khi về nhà chồng. Đặc biệt khi già và chết đi, nhất định phải được mặc áo cóm và áo luông dài.
  • Ăn: Trước đây, nguồn thực phẩm chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày và các dịp lễ, tết của người Thái thường là thịt rừng, cá sông và các loại rau, nấm, măng... được săn bắn, hái lượm ngoài tự nhiên. Dọc các sông lớn như sông Đà, sông Mã... người Thái thường bắt cá làm thực phẩm.
    Ngày nay, khi tài nguyên rừng bị khai thác nhiều, các sông suối cũng bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường hay đập thủy điện, người Thái sử dụng nguồn cung thực phẩm nhờ trồng trọt, chăn nuôi là chủ yếu.
  • Ở: Nhà ở truyền thống là dạng nhà sàn, kết cấu gỗ, mái dốc lợp tranh, nhà có 5-7 gian, sàn cao khoảng 1,3-2,4m Nhà có 2 cầu thang, một cho đàn ông (7 bậc), một cho phụ nữ ( 9 bậc). Nhà có các chi tiết đặc trưng, tinh tế như Khau-cút, hoa văn lan can, cửa số. Nhà sàn người Thái Đen có mái đầu hồi khum khum tạo dáng cho cả tòa nhà như hình con rùa, nhà người Thái Trắng mái đầu hồi phẳng. Cũng giống như những ngôi nhà truyền thống khác của người Kinh, người Mường, ngôi nhà truyền thống của người Thái gần đây đang có những biến đổi rõ rệt, sự biến đổi mang tính quy luật của cuộc sống mới, của môi trường thiên nhiên. Tuy nhiên bên cạnh sự biến đổi có tính kế thừa và thích ứng hợp lý, có rất nhiều vấn đề đang đặt ra bởi những xu hướng biến đổi tiêu cực đã rất rõ rệt và là nguy cơ làm mai một các giá trị di sản truyền thống quý giá.
  • Đi lại: ngựa thồ, xe ngựa,...

Trắc nghiệm Lịch sử 10 cánh diều bài 16 Các dân tộc trên đất nước Việt Nam (P2)
Từ khóa tìm kiếm Google: giải lịch sử 10 cánh diều, giải lịch sử 10 sách mới, giải lịch sử 10 bài 16 cánh diều, giải bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Bình luận

Giải bài tập những môn khác