Những cơ sở dân cư và xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh ĐNA? Nêu ví dụ cụ thể.

Luyện tập

Câu 1. Những cơ sở dân cư và xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh ĐNA? Nêu ví dụ cụ thể. 

Câu 2. Phân tích những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ đối với văn minh ĐNA. 


Câu 1. Ảnh hưởng của cơ sở dân cư và xã hội đến sự hình thành văn minh ĐNA:

- Cư dân tộc người:

  • Cư dân thuộc tiểu chủng ĐNA, mang đặc điểm của cả hai đại chủng tộc là Môn-gô-lô-ít da vàng và Ô-xtra-lô-ít da ngăm đen. 
  • Tiểu chủng ĐNA gồm 2 nhóm chính là In-đô-nê-diên và Nam Á. 
  • Có nhiều dân tộc khác nhau, tạo nên sự đa dạng về sắc tộc. 
  • Các dân tộc vẫn có nhiều nét gần gũi, tương đồng trên nền tảng văn hóa bản địa ĐNA. Cộng đồng dân cư sống gắn kết trên cơ sở gia đình, dòng họ và làng xã. 

- Xã hội:  vừa mang tính bản đia, vừa mang tính tiếp biến các giá trị bên ngoài:

  • Thời cổ: mang tính liên kết cộng đồng chặt chẽ. 
  • Các thiết chế làng bản tuy khác nhau về hình thức nhưng có lịch sử lâu đời và có sức sống mạnh mẽ. 
  • Tiếp thu những giá trị văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ, hình thành thiết chế chính trị và mô hình tổ chức xã hội vừa mang tính bản địa, vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của các thiết chế Ấn Độ, Trung Quốc (ở cả cấp độ mô hình nhà nước đến thiết chế). 

* Ví dụ: 

  Làng xã ở Việt Nam là một đơn vị tụ cư truyền thống của người nông dân Việt ở nông thôn, có địa vực, cơ sở hạ tầng, cơ cấu tổ chức, phong tục, tập quán, tâm lý, quan niệm, tính cách và cả “hương âm”, "thổ ngữ" tức "giọng làng" riêng, hoàn chỉnh và tương đối ổn định trong quá trình lịch sử. Đặc biệt, để duy trì trật tự, nền nếp, mỗi làng đều có hương ước, được coi như bộ luật của làng. Đặc điểm của làng xã cổ truyền là tự trị, tự quản. Nhà nước chỉ can thiệp vào làng xã trong việc thu thuế, bắt lính; xử lý những vụ án hình sự, hay những vụ tranh chấp dân sự làng không hòa giải được; can thiệp khi có dịch bệnh lớn…còn lại thuộc quyền tự trị, tự quản của các làng xã.

  Ngày nay, làng xã cổ truyền đã thay đổi, không còn bao bọc khép kín trong lũy tre làng mà là một đơn vị dân cư mở, mỗi xã là một đơn vị hành chính cấp nhỏ nhất trong hệ thống hành chính bốn cấp hiện nay. Đây là điều kiện để các làng xã phát triển, nhất là phát triển kinh tế hàng hóa, mở rộng làng nghề hay nông nghiệp sạch… để nâng cao đời sống nhân dân.

Câu 2. Những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ đối với văn minh ĐNA:

- Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đến khu vực Đông Nam Á:

  • Được tiếp nhận có chọn lọc và sáng tạo với những mức độ khác nhau. Thiết lập những tuyến đường buôn bán và bành trướng xuống ĐNA, tạo ra sự tiếp xúc văn hóa cưỡng bức và sau đó là giao thoa văn hóa. 
  • Nho giáo, Đạo giáo được du nhập trở thành một bộ phận trong tư tưởng, văn hóa của cư dân ĐNA. 
  • Quá trình di dân của người Trung Quốc xuống khu vực ĐNA lan tỏa các giá trị văn hóa và thành tựu văn minh Trung Hoa vào khu vực này. 

- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến khu vực Đông Nam Á: dù tiếp nhận văn hóa Ấn Độ, cư dân ĐNA vẫn giữ được những nét văn hóa riêng, độc đáo của mình. 

  • Văn hóa: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thúc đẩy quá trình phân hóa xã hội, hình thành những nhà nước cổ đại và góp phần không nhỏ vào việc hình thành bản sắc văn hóa ĐNA. 
  • Chữ viết: một số quốc gia cổ ở ĐNA lấy chữ viết Ấn Độ làm cơ sở để sáng tạo chữ viết riêng. 
  • Kiến trúc và điêu khắc: Ấn Độ cũng ảnh hưởng sâu sắc đến các nước Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam. 

Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo bài 13 Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại (P2)
Từ khóa tìm kiếm Google: Giải lịch sử 10 chân trời sáng tạo, giải sách chân trời sáng tạo 10 môn lịch sử, giải lịch sử 10 sách mới bài 13, bài 13 Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

Bình luận

Giải bài tập những môn khác