Nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn "Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc

Luyện tâp: Trang 36 sgk ngữ văn 12 tập 2

Nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn "Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc. 


          Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh không những là vị  lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà Người còn là một nhà văn xuất sắc, đa phong cách từ làm thơ cho đến viết truyện, ký.Các tác phẩm của Người vừa hiện đại vừa cổ điển, vừa hài hước vừa châm biếm và mang tính nhân văn sâu sắc.  Người đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm đồ sộ cả tiếng Pháp và tiếng Việt.  Một trong những tác phẩm được viết bằng tiếng  Pháp, truyện ngắn “ Vi hành” là một  sáng tác độc đáo  nhằm châm biếm đả kích chuyến thăm Pháp của Khải Định vào những năm 20 của thế kỷ XX.

           Đây là một câu chuyện được hư cấu. Trên một chuyến tàu điện ngầm tại Pa-ri, Pháp, một người bị tưởng nhầm là vua Khải Định đang “vi hành”. Cho rằng vị vua An Nam này không biết tiếng Pháp, đôi thanh niên nam nữ Pháp tha hồ nói mọi chuyện xấu về Khải Định. Qua đó, truyện còn tố cáo chính sách thuộc địa của thực dân Pháp tại Việt Nam và chế độ mật thám ngay trên đất Pháp.  Được viết bằng tiếng Pháp, “Vi hành” là một truyện ngắn có dạng thư tín, khá quen thuộc với cảm quan văn học của người Pháp. Bằng hình thức một bức thư, giọng điệu “Vi hành” có thể thay đổi một cách tự nhiên, từ giọng khách quan về những điều mắt thấy tai nghe trên tàu điện ngầm, chuyển sang giọng trữ tình khi kể về kỉ niệm thân thiết với cô em họ hồi còn bé. Hơn nữa. với một bức thư, tác giả cũng có thể chuyển cảnh, chuyển đối tượng một cách linh hoạt, từ chuyện ở Pa-ri đến chuyện quê nhà, từ vua Thuấn đến hoàng đế Pi-e, từ việc châm biếm Khải Định sang việc đả kích thực dân Pháp.

           Nghệ thuật châm biếm đả kích được Nguyễn Ái Quốc  thể hiện ngay từ cái tên của tác phẩm “ Vi hành” với hàm ý giễu cợt, châm biếm  nhẹ nhàng mà sâu cay. Vi hành trước nay được hiểu  là những cuộc đi kín đáo của bậc vua chúa ngày xưa muốn tìm hiểu thêm về cuộc sống của người dân. Họ mặc thường phục cải trang thành dân nghèo để hiểu hơn về cuộc sống của người dân để có được những chính sách cai trị tốt hơn. Nhưng ở đây Người đã lồng cho “ Vi hành” một ý nghĩa hoàn toàn khác. Kẻ đang vi hành là không phải là một minh quân mà chỉ là một kẻ tay sai ngoại bang. Hành động của hắn lén lút, bất chính, cốt là để  thỏa mãn những lạc thú  cá nhân mà thôi.

         Nghệ thuật châm biếm tiếp tục được thể hiện qua việc tạo dựng tình huống truyện. Trên xe điện ngầm, đôi thanh niên nam nữ Pháp tưởng tác giả là vua Khải Định. Còn trên đường phố Pa-ri, dân chúng Pháp lại cho rằng: Tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế Pháp. Thậm chí… ngay đến chính phủ cũng chẳng nhận ra được khách thật của mình nữa (…) bèn đối đãi mọi người An Nam vào hàng vua chúa là phái tùy tùng đi hộ giá tuốt. Tình huống gây nhẫm lẫn này đã đạt hiệu quả châm biếm sâu sắc, đồng thời tạo được sức thuyết phục cho câu chuyện, giữ được thái độ khách quan khi kể chuyện. Không cần cho nhân vật Khải Định xuất hiện tác giả chỉ ghi lại cuộc trò truyện của đôi nam nữ Pháp nhưng chân dung Khải Định lại hiện lên rất rõ nét: một ông vua bù nhìn một kẻ ló bịch một con rối một kẻ rẻ tiền. Bên cạnh đó tác giả cũng châm biếm một cách nhẹ nhàng và hóm hỉnh thói tò mò hiếu kì của thị dân Pa-ri Nhìn bề mặt câu chữ thì có vẻ cười cợt nhẹ nhàng nhưng ẩn đăng sau nó là những đòn đá kích sâu cay mãnh liệt, là thái độ xem thường, khinh bi đối với kẻ thù. “Đúng lúc đó thì có một anh vua đến với chúng ta”hoặc “Thế em còn nhớ buổi dạ hội thuộc địa ở nhà hát ca vũ đấy chứ? Phải trả gần rưỡi phrặng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên…” “ hôm nay chứng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh. Nghe nói ông bầu nhà hát múa rối dang định ki giao kèo thuê đấy…. ” Những câu văn nói về sự lố bịch, nực cười của Khải Định, không chỉ nhằm mục đích vạch trần sự ngu dốt mỏng muội của hắn mà còn thể hiện sức khái quát sắc sảo trong nghệ thuật châm biếm của Nguyễn Ái Quốc.

             Nghệ thuật châm biếm đả kích sâu sắc cũng được thể hiện rất rõ nét khi tác giả sử dụng hình thức thư tín. Vi hành được Nguyễn Ái Quốc viết dưới hình thức một bức thư gửi cô em họ ớ quê nhà. Viết truyện ngắn dưới hình thức một bức thư không có gì độc đáo, mới mẻ nhưng đặt trong hoàn cảnh cụ thể này thì bức thư vi hành dạt được hiệu qủa nghệ thuật đặc biệt. Thư là một lối văn tự do phóng túng có thể chuyển cảnh, chuyên đổi giọng điệu một cách linh hoạt. Trong thư người ta có thể trao đổi thông tin, cũng có thể bộc lộ tư tưởng, tình cảm, tâm tư suy nghĩ của người viết. Đó là một hình thức tương đối tự do khi viết thư  có thể liên hệ tạt ngang một cách phóng túng có điều kiện để phát huy sự phán đoán trí tưởng tượng. Dưới hình thức viết thư thì một lần nữa tính cách của Khải Định lại được khắc họa rõ nét đó là một ông vua ăn chơi chác tán.  Nhà văn mỉa mai châm biếm bản chất tính cách này của vị hoàng đế An Nam.

              Đặc biệt, cách chọn lọc và sử dụng ngôn ngữ góp phần nâng cao nghệ thuật châm biếm trong Vi hành. Ngôn ngữ của tác phẩm mang ý nghĩa châm biếm sắc sảo giọng mỉa mai châm biếm bất ngờ. Vi hành có đủ các lợi điểm nhằm chế giễu phê phán tính chất bù nhìn của vua Khải Định. Mặt khác qua hình thức một bức thư riêng gửi cô em họ tác giả đả kích tố cáo chính sánh thuộc địa giả dối của Pháp chế độ ngu dân nặng nề chế độ thuế khóa nặng nề và ngay cả kế mật thám ở ngay trên chính quốc.
             Như vậy, “Vi hành” là một sáng tác có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính trị và yếu tố nghệ thuật. Nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm là sự kết hợp hài hòa, hóm hỉnh giữa hình thức trào phúng của văn học Châu Âu hiện đại với lối đùa vui thâm trầm hóm hỉnh kiểu Á Đông. Tác phẩm là điển hình cho phong cách viết văn của Người. 


Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
Từ khóa tìm kiếm Google: Luyện tập trang 36 sgk ngữ văn 12 tập 2; nghệ thuật châm biếm đả kích trong Vi hành; Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trich văn xuôi

Bình luận

Giải bài tập những môn khác