Nêu tác giả, tác phẩm của bài Đồng chí, Chính Hữu
Câu hỏi 3. Nêu tác giả, tác phẩm của bài Đồng chí, Chính Hữu
1. Tác giả
- Chính Hữu (1926-2007) tên thật là Trần Đình Đắc, bút danh Chính Hữu.
- Quê quán: huyện Can Lộc, tình Hà Tĩnh.
- Năm 1946, Chính Hữu gia nhập Trung đoàn thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
→ Là nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp
- Quá trình sáng tác:
+ Ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác thơ năm 1947
+ Đề tài chủ yếu: chiến tranh và người lính
+ Tác phẩm chính: tập thơ “Đầu súng trăng treo” (1966), “Thơ Chính Hữu” (1997).
- Phong cách sáng tác: mang đậm dấu ấn cá nhân với cảm xúc dồn nén, vừa thiết tha, trầm hùng lại vừa sâu lắng, hàm súc; ngôn ngữ, hình ảnh chọn lọc, đặc sắc.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được viết vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
b. Bố cục
- Đoạn 1 (7 câu thơ đầu): Lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí.
- Đoạn 2 (10 câu tiếp): Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của nó.
- Đoạn 3 (3 câu cuối): Biểu tượng đẹp về tình đồng chí.
c. Ý nghĩa nhan đề
“Đồng chí” nghĩa là cùng chung chí hướng, lí tưởng. Đồng chí là cách gọi tên một tình cảm mới, xuất hiện và trở nên phổ biến từ sau cách mạng tháng Tám (1945). Đây cũng là cách xưng hô phổ biến của những người trong cùng một đoàn thể cách mạng. Tình đồng chí là biểu tượng của tình cảm cách mạng, của con người cách mạng trong thời đại mới.
d. Thể thơ và phương thức biểu đạt
- Thể thơ: tự do các câu với số tiếng khác nhau, chủ yếu là vần chân, nhịp thơ không cố định, theo dòng mạch cảm xúc.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Biểu cảm là phương thức chủ yếu vì tập trung diễn tả cảm nghĩ của con người về tình đồng chí.
Bình luận