Khoanh vào ý đúng.

Câu 7. Khoanh vào ý đúng.

1. Ngữ hệ nào có nhiều dân tộc sử dụng nhất?

  • A. Nam Á.          
  • B. H’Mông – Dao.                
  • C. Thái – Ka-đai.         
  • D. Hán – Tạng.

2. Các dân tộc ở Việt Nam phổ biến hình thức cư trú

  • A. xen kẽ.                                          
  • B. vừa tập trung vừa xen kẽ.
  • C. tập trung.                                      
  • D. tập trung khá phổ biến.
  • Phương pháp giải:

3. Các dân tộc ở Việt Nam chủ yếu hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nào?

  • A. Thủ công nghiệp.                                      
  • B. Nông nghiệp.
  • C. Xây dựng đền đài.                                    
  • D. Thương nghiệp.

4. Vì sao ngày nay các dân tộc có xu hướng sử dụng trang phục giống người Kinh?

  • A. Để hòa hợp, đoàn kết dân tộc.
  • B. Đẹp hơn trang phục truyền thống.
  • C. Do thay đổi môi trường sống.
  • D. Thuận tiện trong lao động và đi lại.

5. Các dân tộc ở Tây Nguyên, Tây Bắc thường làm nhà ở như thế nào?

  • A. Nhà trệt.                                      
  • B. Nhà sàn.
  • C. Nhà trình tường.                         
  • D. Nhà nền đất.

6. Tín ngưỡng truyền thống nào mà hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều thực hiện?

  • A. Thờ cúng tổ tiên.                                       
  • B. Thờ cúng Thánh Gióng.
  • C. Thờ sinh thực khí.                                      
  • D. Thờ cúng Thánh Tản Viên.

7. Các lễ hội của các dân tộc ở Việt Nam thường gắn liền với những hoạt động sản xuất nào?

  • A. Công nghiệp.                                     
  • B. Thương nghiệp
  • C. Nông nghiệp.                                    
  • D. Thủ công nghiệp                

8. Lễ hội nào thực hiện các nghi thức thờ cúng Hùng Vương?

  • A. Lễ hội chùa Hương.    
  • B. Lễ hội Cầu mùa.
  • C. Lễ hội Cồng chiêng.    
  • D. Lễ hội Đền Hùng.

9. Không gian văn hóa nào được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại?

  • A. Nghệ thuật múa xòe Thái.                                     
  • B. Đờn ca tài tử Nam Bộ.
  • C. Cồng chiêng Tây Nguyên.                                     
  • D. Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ.

10. Các lễ hội gắn với nông nghiệp thường có mục đích gì?

  • A. Bày tỏ lòng biết ơn sự che chở và phù hộ của thần linh với cộng đồng.
  • B. Bày tỏ lòng biết ơn sự che chở và phù hộ của tổ tiên với gia tộc.
  • C. Giữ gìn và truyền thừa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc.
  • D. Gửi gắm ước mong về một cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu.

11. Thực hành Then – di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là những dân tộc nào ở Việt Nam?

  • A. Mường, Tày, Thái.                                     
  • B. Tày, Nùng, Thái.  
  • C. Dao, Thái, Nùng.                                         
  • D. Ê Đê, Ba Na, Gia Rai.                   

12. Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của nhà Rông ở Tây Nguyên?

  • A. Lưu trữ, thờ cúng những hiện vật giống thần bản mệnh của dân làng.
  • B. Nơi tổ chức lễ hội hay các lễ cúng thường niên và không thường niên.
  • C. Nơi tổ chức các hội chợ buôn bán, triển lãm hàng hóa.
  • D. Nơi phân xử các vụ kiện tụng, tranh chấp của dân làng.

13. Các dân tộc ở Việt Nam đều có các di sản phi vật thể cần bảo tồn trong lĩnh vực nào?

  • A. Nghệ thuật hội họa.                                        
  • B. Nghệ thuật điêu khắc.
  • C. Các lễ hội tôn giáo.                                          
  • D. Nghệ thuật âm nhạc.


  • 1. A
  • 2. A
  • 3. B
  • 4. D
  • 5. B
  • 6. A
  • 7. C
  • 8. D
  • 9. C
  • 10. D
  • 11. B
  • 12. C
  • 13. C

 


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải SBT lịch sử 10 sách mới, giải bài tập lịch sử 10 chân trời, giải lịch sử 10 CTST bài 19, giải câu 7 Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Bình luận

Giải bài tập những môn khác