Em hãy chọn 1 lễ hội trong số 6 lễ hội trên để tìm hiểu và cho biết vì sao phải phục dựng. Việc phục dựng các lễ hội truyền thống tốt đẹp có ý nghĩa gì với sự phát triển của văn minh Việt Nam hiện nay?

Câu 4. Trong năm 2020, Bộ Văn hoá, Thể thao và Dư lịch lựa chọn 6 lễ hội truyền thống các dân tộc thiếu số để phục dựng, bảo tồn gồm: Lễ hội truyền thống dân tộc Lào, tỉnh Điện Biên; Lễ hội truyền thống dân tộc La Chí, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang; Lễ hội truyền thống dân tộc Nùng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang; Lễ hội truyền thống dân tộc Thái, tỉnh Yên Bái; Lễ hội truyền thống dân tộc S¡ La, tỉnh Lai Châu; Lễ hội truyền thống dân tộc Gia Rai, tỉnh Kon Tum.

Em hãy chọn 1 lễ hội trong số 6 lễ hội trên để tìm hiểu và cho biết vì sao phải phục dựng. Việc phục dựng các lễ hội truyền thống tốt đẹp có ý nghĩa gì với sự phát triển của văn minh Việt Nam hiện nay?


 Lễ Bun huột nặm (Tết té nước) là Tết cổ truyền của dân tộc Lào ở bản Na Sang, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), được tổ chức vào khoảng 13 – 15/4 hàng năm, với ý nghĩa đón chào năm mới. Năm 2017 Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã công nhận Tết Té nước (Bun Huột Nặm) là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Bun huột nặm (Tết té nước) của dân tộc Lào có ý nghĩa gột rửa những điều xui xẻo trong năm cũ. Với mong muốn năm mới người được té nước sẽ gặp may mắn và tốt lành. Ngoài ý nghĩa đó thì Lễ hội Té nước còn mong muốn năm mới cầu mong mùa mưa thuận gió hòa, cầu cho mưa về tắm mát ruộng đồng, làm mềm đất rẫy để người dân tra hạt. Nghi lễ Bun huột nặm của người Lào tại Na Sang là một trong nghi lễ truyền thống, thường được tổ chức vào đúng thời điểm Tết truyền thống của người Lào. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng. Vì ngoài ý nghĩa để bà con bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên và thần linh còn là dịp để đoàn tụ gia đình thôn bản, mọi người cùng tham gia những trò chơi và những điệu dân vũ truyền thống trong không gian văn hóa bản địa của dân tộc mình. Tết té nước với các hoạt động chính là cúng bản, cúng tổ tiên. Sau lễ cúng bản là tục “căm bản” (kiêng cho người lạ vào bản trong 3 ngày). Những vật hiến tế gồm: gà, lợn… đến chuẩn bị chín mâm lễ đặt vào chín ngăn trong miếu thờ để cúng tế thần linh có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người Lào tại bản Na Sang.

 Tết té nước của đồng bào dân tộc Lào tỉnh Điện Biên đã góp phần khẳng định quá trình tồn tại, phát triển của cộng đồng dân tộc Lào trên địa bàn, cùng với đó là sự hình thành bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là lễ hội và cũng là tết truyền thống gắn với tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Lào ở Điện Biên, mang đậm triết lý nhân sinh.


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải SBT lịch sử 10 sách mới, giải bài tập lịch sử 10 chân trời, giải lịch sử 10 CTST bài 19, giải câu Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Bình luận

Giải bài tập những môn khác