Giải SBT lịch sử 10 chân trời bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Hướng dẫn giải bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác trang 13 SBT Lịch sử 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Hãy xác định các câu dưới đây đúng (Đ) hay sai (S) về nội dung lịch sử.

           Ghi Đ hoặc S vào 

   A. Các nhà sử học dựa vào ngành Cổ sinh học và Khảo cổ học để phục dựng lại lịch sử.

    B. Các nhà sử học dựa vào các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội để phục dựng lại lịch sử.

    C. Các nhà sử học dựa vào các nguồn sử liệu: gốc, hiện vật, chữ viết, truyền miệng... để phục dựng lại lịch sử.

   D. Các nhà sử học dựa vào trí tưởng tượng, phán đoán cá nhân về các nguồn sử liệu để phục dựng lại lịch sử.

Bài 2: Hãy chọn từ hoặc cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây.

................................ là các ngành nghiên cứu con người và xã hội loài người, cách con người tương tác với nhau, phát triển thành văn hoá và ảnh hưởng đến thế giới ............................. là khoa học xã hội, có đối tượng nghiên cứu rộng, phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.

Bài 3: Em hãy giải ô chữ hàng ngang dựa theo những gợi ý dưới đây và tìm ô chữ chủ.

1.(9 chữ cái): Ngành khoa học nghiên cứu lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, các loài động vật và thực vật cổ xưa, dựa vào các hoá thạch tìm được.
2. (5 chữ cái): Ngành khoa học nghiên cứu về quy luật và tính quy luật của xã hội.
3. (8 chữ cái): Ngành khoa học nghiên cứu hệ thống tổ chức, ghi chép thời gian thuận tiện cho cuộc sống, các nghi lễ tôn giáo, các mục đích lịch sử và khoa học.
4. (9 chữ cái): Lĩnh vực đa ngành nghiên cứu về nguồn gốc, lịch sử, sự phát triển của cơ thể, tâm lí,... của các giống người.
5. (7 chữ cái): Khoa học của các con số, nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi, tính toán, đo lường, môn học về “hình và số.
6. (6 chữ cái): Khoa học nghiên cứu hoạt động của con người trong quá khứ, bằng cách tìm kiếm, phục chế, sắp xếp và nghiên cứu những chi tiết văn hoá và dữ liệu môi trường liên quan.
7. (9 chữ cái): Một trong những lĩnh vực là đối tượng mà Sử học nghiên cứu, bao gồm: điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc,...

  • Ô chữ chủ (7 chữ ô màu xám nhạt): Một trong những cách thức nghiên cứu toàn diện về con người và xã hội loài người của Sử học là?

  • Ô chữ chủ 2 (9 chữ ô màu xám đậm): Một trong những phương pháp nghiên cứu của Sử học, tiếp cận lí thuyết nghiên cứu của các ngành khoa học khác gọi là gì?

Bài 4: Hoàn thành bảng dưới đây:

SỰ TƯƠNG TÁC

VAI TRÒ

GIẢI THÍCH

KỂ TÊN

Sử học hỗ trợ cho các ngành khoa  học xã hội và nhân văn khác.

 

- Thông tin về

.............................................................

- Xác định rõ

...............................................................

- Dự báo

...............................................................

Cả hai đều có đối tượng nghiên cứu là................... ...................................... nên cần thiết phải hỗ trợ lẫn nhau, tạo cơ sở, điều kiện, phương tiện, phương pháp nghiên cứu.

 

Các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ nghiên cứu Sử học:........ ......................... ......................... ......................... .........................

 

Các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác hộ trợ Sử học.

Tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử trên các phương diện

..............................................................

..............................................................

..............................................................

..............................................................

Bài 5: Hoàn thành sơ đồ dưới đây:

Bài 6: Các tác phẩm trong hình dưới đây có được xem là tác phẩm lịch sử không? Giải thích. Em hãy rút ra vai trò của lịch sử với ngành khoa học tự nhiên thông qua các tác phẩm này.

Bài 7: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng

1. Sử học là môn khoa học có tính chất liên ngành vì

A. phạm vi nghiên cứu nhỏ hẹp và phức tạp.

B. lĩnh vực nghiên cứu đơn giản.

C. đối tượng nghiên cứu đa dạng và toàn diện.

D. đối tượng nghiên cứu hẹp và sâu.

2. Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu giúp Sử học giải quyết vấn đề một cách

A. toàn diện, cụ thể và chính xác.

B. toàn diện và chính xác tuyệt đối.

C. cụ thể và đơn giản.

D. đơn giản và hiệu quả.

3. Với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ, Sử học có khả năng

A. hợp nhất.

B. liên kết.

C. nghiên cứu độc lập.

D. hợp nhất từng ngành.

4. Với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác, Sử học không có khả năng nào dưới đây?

A. Cung cấp thông tin về bối cảnh hình thành, phát triển.

B. Xác định rõ những nhân tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển.

C. Dự báo xu hướng vận động phát triển trong tương lai.

D. Xử lí dữ liệu, hỗ trợ kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại để tiếp cận.

5. Giá trị quan trọng của Sử học với sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ thể hiện qua nội dung nào dưới đây:

A. Cung cấp thông tin quá khứ, hiện tại về bối cảnh hình thành, phát triển.

B. Xác định không gian, bối cảnh lịch sử, vị trí, vai trò hình thành, phát triển.

C. Rút ra đặc điểm, bài học kinh nghiệm, nguyên nhân thành công và thất bại, làm cơ cở phát triển trong tương lai.

D. Góp phần cung cấp những tri thức, kĩ thuật và xử lý dữ liệu, hỗ trợ các phương pháp tiên tiến, hiện đại để tiếp cận.

6. Việc sử dụng tri thức từ ngành khoa học tự nhiên để nghiên cứu, giúp Sử học thực hiện được chức năng, nhiệm vụ nào?

A. Khoa học.

B. Kinh tế

C. Chính trị.

D. Xã hội.

7. Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ trong nghiên cứu Sử học giúp nhận thức được đặc điểm nào dưới đây của con người trong quá trình vận động và phát triển của xã hội?

A. Sự sáng tạo.

B. Tính kỉ luật.

C. Tính cộng đồng.

D. Sự liên kết.

8. Hai chức năng cơ bản của Sử học là

A. chức năng khoa học và chức năng xã hội.

B. chức năng chính trị và chức năng xã hội.

C. chức năng chính trị và chức năng kinh tế.

D. chức năng khoa học và chức năng kinh tế.

9. Hai nhiệm vụ chủ yếu của Sử học là

A. dự báo xu hướng vận động và phát triển trong tương lai.

B. trang bị tri thức khoa học và giáo dục, nêu gương.

C. xác định và kiểm chứng các nhân tố tác động đến quá trình phát triển.

D. xác định không gian và bối cảnh lịch sử hình thành, phát triển xã hội.

10. Ba nguyên tắc cơ bản của Sử học là

A. khách quan, trung thực và tiến bộ.

B. tổng hợp, toàn diện và cụ thể.

C. khách quan, tổng hợp và toàn diện.

D. tổng hợp, toàn diện và trung thực.

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT lớp 10 Môn Lịch Sử Chân trời sáng tạo, Giải SBT lớp 10 CTST, Giải SBT môn Lịch sử lớp 10 bài 3, Giải SBT Lịch Sử

Bình luận

Giải bài tập những môn khác