Giải SBT lịch sử 10 chân trời bài 17: Văn minh Phù Nam

Hướng dẫn giải Bài 17: Văn minh Phù Nam - trang 105 SBT lịch sử 10. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: “Nam Tế thư”, một thư tịch cổ của Trung Hoa, có ghi chép về người Phù Nam như sau:

“Người Phù Nam thường buôn vàng bạc, tơ lụa. Con cái nhà quỷ tộc thường mặc xà rông bằng lụa the. Đàn bà thì mặc một thứ áo vải luồn qua đầu. Người nghèo thì quấn một mảnh vải thô quanh mình. Họ đúc nhẫn và vòng đeo tay bằng vàng, làm bát đĩa bằng ngọc. Họ đốn cây lấy gỗ làm nhà và rào vườn tược chung quanh nhà. Nhà vua ở trong một nhà lầu có tầng gác. Dọc bờ biển, người ta trồng cây thốt nốt lá dài dùng để lợp nhà. Người ta đóng những chiếc thuyền dài tám, chín trượng, rộng sâu, bảy phần mười trượng. Mũi thuyền và lái thuyền giống như đầu và đuôi cá. Nhà vua ngự trên mình voi. Đàn bà có thể cưỡi voi đi. Họ thích chơi chọi gà...”

Hãy phân tích đoạn trích trên để đánh giá mức độ phát triển kinh tế, chính trị và văn hoá của văn minh Phù Nam.

Câu 2. Hãy quan sát, tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 tượng đồng thuộc văn minh Phù Nam với văn minh Chăm-pa.

Câu 3. Quan sát Hình 17.3, em hãy nhận xét về kĩ thuật chế tác các loại đồ trang sức của cư dân Phù Nam.

Câu 4. Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của văn minh Phù Nam với 2 nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc và Chăm-pa theo các tiêu chí dưới đây:

  • Điểm giống nhau:
  • Điểm khác nhau:

Tiêu chí

Văn minh Phù Nam

Văn minh Cham-pa

Văn minh Văn Lang-Âu Lạc

Niên đại

 

  

Tín ngưỡng tôn giáo

 

 

 

Phong tục tập quán

 

 

 

 

Thành tựu văn hóa nổi bật

 

  

Câu 5. Quốc gia Phù Nam hình thành trên những cơ sở nào? Những cơ sở ấy có gì khác biệt so với sự ra đời của Vương quốc Lâm Ấp?

Câu 6: Hãy nêu những nét chính về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia cổ Phù Nam.

Câu 7. Khoanh tròn chữ cái với ý đúng.

1. Trên cơ sở của văn hóa Óc Eo, một quốc gia cổ đã được hình thành với tên gọi là Vương quốc

  • A. Óc Eo.              
  • B. Chăm-pa.                 
  • C. Phù Nam.                     
  • D. Lan Xang.        

2. Trong các thế kỉ III – V là thời kì quốc gia Phù Nam

  • A. hình thành.               
  • B. rất phát triển.         
  • C. suy yếu.                    
  • B. bị thôn tính.

3. Các hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam là

  • A. sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá, săn bắn và khai thác hải sản.
  • B. nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển.
  • C. thủ công nghiệp, buôn bán với các nước châu Âu và Nam Á.
  • D. thủ công nghiệp, khai thác hải sản, ngoại thương đường biển.

4. Xã hội Phù Nam bao gồm các tầng lớp chính nào?

  • A. Quý tộc, địa chủ, nông dân.
  • B. Quý tộc, bình dân, nô lệ.
  • C. Quý tộc, tăng lữ, nông dân, nô tì.
  • D. Thủ lĩnh quân sự, bình dân, nô tì.

5. Tập quán phổ biến của cư dân Phù Nam là

  • A. ở nhà sàn.                                      
  • B. thờ thần Mặt Trời.
  • C. thờ thần Sông.                              
  • D. thờ cúng tổ tiên.

6. Điểm giống nhau về tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Phù Nam là

  • A. theo tôn giáo Hin-đu và Phật giáo.
  • B. có tập tục ăn trầu và hỏa táng người chết.
  • C. sùng bái tự nhiên và thờ cúng tổ tiên.
  • D. có nghệ thuật ca múa độc đáo và phát triển.

7. Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Phù Nam với Văn Lang  -Âu Lạc và Chăm-pa là gì?

  • A. Làm nông trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công.
  • B. Phát triển đánh bắt thủy hải sản và khai thác lâm sản.
  • C. Đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài.
  • D. Nghề khai thác lâm thổ sản khá phát triển.

8. Kinh tế của Vương quốc Phù Nam so với Văn Lang  -Âu Lạc và Chăm-pa có điểm khác biệt nào?

  • A. Vương quốc giàu mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
  • B. Ngoại thương đường biển phát triển mạnh mẽ.
  • C. Đã từng làm chủ một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á.
  • D. Thể chế chính trị là nhà nước quânchủ điển hình.

9. Nhân tố quan trọng hàng đầu nào đã đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương đường biển ở Phù Nam?

  • A. Nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa.
  • B. Kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.
  • C. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.
  • D. Sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT lịch sử 10 sách mới, giải bài tập lịch sử 10 chân trời, giải lịch sử 10 CTST bài 17, giải bài Văn minh Phù Nam

Bình luận

Giải bài tập những môn khác