Khi nhiệt độ phòng là 25°C, cho 10 g đá vôi (dạng viên) vào cốc đựng 100g dung dịch HCl loãng và nhanh chóng cho lên một cân điện tử. Đọc giá trị khối lượng cốc tại thời điểm ban đầu và sau 1 phút. Lặp lại thí nghiệm khi nhiệt độ phòng là 35°C. Kết quả th

19.32. Khi nhiệt độ phòng là 25°C, cho 10 g đá vôi (dạng viên) vào cốc đựng 100g dung dịch HCl loãng và nhanh chóng cho lên một cân điện tử. Đọc giá trị khối lượng cốc tại thời điểm ban đầu và sau 1 phút. Lặp lại thí nghiệm khi nhiệt độ phòng là 35°C. Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau: 

STT

Nhiệt độ (°C)

Khối lượng cốc (g)

Thời điểm đầu

Sau 1 phút

1

25

235,40

235,13

2

35

235,78

235,21

a) Tính hệ số nhiệt độ của phản ứng.

b) Giả sử ban đầu cốc chứa dung dịch HCl và đá vôi có khối lượng 235,40 g. Thực hiện thí nghiệm ở 45°C. Hỏi sau 1 phút, khối lượng cốc là bao nhiêu? (Bỏ qua khối lượng nước bay hơi).


 a) Tốc độ phản ứng ở 25°C là v = $\frac{235,40 - 235,13}{1}$ = 0,27 g/min.

Tốc độ phản ứng ở 35°C là v = $\frac{235,78 - 235,21}{1}$ = 0,57 g/min.

Hệ số nhiệt độ của phản ứng: $\gamma = \frac{0,57}{0,27}$  = 2,11.

b) Tốc độ phản ứng ở 45°C là 1,20 g/min.

Khối lượng cốc sau 1 phút là 235,40 – 1,20 = 234,20 (g).


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải sách bài tập hóa học 10 kết nối tri thức, giải SBT hóa học 10 KNTT, giải SBT hóa học 10 kết nối tri thức với cuộc sống bài 19 Tốc độ phản ứng

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác