Hãy chỉ ra biểu hiện thất niêm trong câu 7. Bạn có nhận xét gì về hiện tượng này?

Câu 3. Hãy chỉ ra biểu hiện thất niêm trong câu 7. Bạn có nhận xét gì về hiện tượng này?


– Theo công thức về niêm (xem lại SGK Ngữ văn 10, tập một, tr. 48 và các tài liệu tham khảo liên quan), thanh điệu các chữ 2 – 4 – 6 của câu 7 (câu lẻ ở liên 4) phải giống với thanh điệu các chữ 2 – 4 – 6 của câu 6 (câu chẵn ở liên 3). Câu 6 có mô hình thanh điệu (đúng niêm) là T – B – T (“Phong vận kì oan ngã tự cư câu 7 có mô hình thanh điệu ở các vị trí tương ứng là B – T – B (“Bất tri tam bách du niên hậu”), như vậy là ngược hoàn toàn so với công thức ở cả ba vị trí.

– Trong lịch sử thơ luật (cả ở Trung Quốc và Việt Nam), hiện tượng thất niềm (và cả thất luật, thất vận, thất đối) không hiếm gặp. Tiêu biểu nhất có thể kể đến là bài thơ Hoàng Hạc lâu (Lầu Hoàng Hạc) nổi tiếng của Thôi Hiệu (đời Đường Trung Quốc). Có thể phân loại hiện tượng “vi phạm” công thức này thành hạ trường hợp: (a) do tác giả chưa thành thạo về luật; (b) do tác giả cố tình, chủ động phá vỡ công thức. Với trường hợp câu thơ trên của Nguyễn Du, nội dung tư tưởng các câu thơ và mạch ý của các liên thơ được thể hiện logic, vì thế có thể xếp vào trường hợp thứ hai. Nhà thơ không câu nệ vào hình thức, niêm luật sẵn sàng phá vỡ tính quy phạm về hình thức để cốt thể hiện cho được tư tưởng và xúc cảm của mình.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác