Giải thích ý nghĩa của từ “cổ kim” trong nguyên văn. Ý nghĩa của từ này gợi cho bạn hiểu về triết lí của tác giả trong câu thơ như thế nào?

Bài tập 6. Đọc lại bốn câu thơ sau (phiên âm và bản dịch) văn bản Độc Tiểu Thanh kí trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 17 – 19) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Giải thích ý nghĩa của từ “cổ kim” trong nguyên văn. Ý nghĩa của từ này gợi cho bạn hiểu về triết lí của tác giả trong câu thơ như thế nào?


- “Cổ kim” là từ ghép đẳng lập. Với dạng từ ghép Hán Việt này, có thể giải thích nghĩa của từng yếu tố, sau đó phán đoán nét nghĩa khái quát của từ. Cổ: xưa, cũ (như: cổ đại); kim: nay, hiện thời (đương kim). Cổ kim: xưa (và) nay; trong văn bản, từ “cổ kim” có ý nghĩa bao quát một khung thời gian không xác định, từ xưa tới nay và mai sau.

- Từ “cổ kim” như giải thích ở trên, gắn với sự khẳng định có tính dự cảm về nỗi đau, về mối hận không thể tỏ tường, khó lí giải được vì sao những kẻ hồng nhan. tài tử lại phải chịu nỗi oan khiên. Từ cảm quan thời đại Nguyễn Du, từ ngữ và ý thơ cho thấy triết lí, suy ngẫm sâu sắc của tác giả về bi kịch muôn đời của”tài” và"sắc" “tài mệnh tương đố” “tài tử đa cùng” “hồng nhan đa truân”, “hồng nhan bạc mệnh", “Có tài mà cậy chi tài” “Chữ tài liền với chữ tai một vần”, “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”, “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”...


Bình luận

Giải bài tập những môn khác