Em hãy thực hiện hoạt động trước khi đọc một tập thơ truyện ngắn hoặc tiểu thuyết theo sở thích và giới thiệu kết quả thực hiện hoạt động.
Bài thực hành 1 (phần 2):
Em hãy thực hiện hoạt động trước khi đọc một tập thơ truyện ngắn hoặc tiểu thuyết theo sở thích và giới thiệu kết quả thực hiện hoạt động.
b) Đọc tập truyện ngắn, tiểu thuyết
Với tập truyện ngắn, người đọc có thể lựa chọn thứ tự đọc từng truyện trong tập theo sở thích, điều kiện cá nhân, nhưng vẫn phải đảm bảo đọc đầy đủ và kĩ lưỡng tất cả các truyện. Còn với tiểu thuyết, người đọc cần đọc một văn bản truyện đã được học trong nhiều bài đọc hiểu vào việc đọc từng truyện học chương tiểu thuyết và ghi chép lại một số thông tin cơ bản như:
- Đề tài, chủ đề, tư tưởng: "Truyện ngắn, chương tiểu thuyết viết về điều gì và qua đó tập trung thể hiện vấn đề nào? Tư tưởng, thái độ của người kể chuyện là gì?
- Đặc điểm thể loại và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu: chi tiết, cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn, mở đầu và kết thúc,....có gì đặc biệt và tác dụng của các yếu tố hình thức đó trong việc thể hiện nội dung tác phẩm?
- Đánh dấu những chi tiết, hình ảnh, câu chữ, đoạn văn,... trong truyện ngắn hoặc chương tiểu thuyết mà em thấy ấn tượng hoặc băn khoăn, cần lưu ý
Truyện ngắn "Chữ người tử tù" của Nguyễn
Đề tài, chủ đề:
Đề tài: Người tài trong xã hội phong kiến.
Chủ đề: Vẻ đẹp thiên lương, trong sáng và người tài đức.
Bối cảnh:
Phòng giam tù nhân và tên viên quan cai ngục.
Cốt truyện:
Tử tù Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình.Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi bị xử chém. Trong đêm đó, ông Huấn Cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm đứng bên cạnh. Sau khi cho chữ, Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông một cách kính cẩn "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".
Nhân vật:
Huấn Cao và viên quan cai ngục.
Ngôi kể, điểm nhìn:
Ngôi thứ 3, điểm nhìn của Huấn Cao.
Chi tiết, câu chữ,....ấn tượng:
“Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm … có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở trên đời”
“Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ”
Bình luận