Giải chuyên đề ngữ văn 10 cánh diều chuyên đề 3 đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết

Hướng dẫn giải chuyên đề 3 đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết phần 1 phương pháp đọc, một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết trang 49. Bộ sách được biên soạn nhằm góp phần phát triển năng lực vận dụng trí thức cho các em.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài thực hành 1:

Em hãy thực hành hoạt động trước khi đọc tập thơ tự chọn theo sở thích và giới thiệu kết quả thực hiện hoạt động:

a) Đọc tập thơ

Sau khi quan sát và đọc lướt, các em có thể bắt đầu tập thơ theo thứ tự sắp xếp của Mục lục hoặc chọn đọc kĩ từng bài trong tập thơ. Cần vận dụng cách đọc cách đọc một văn bản thơ đã được học trong nhiều bài đọc hiểu vào việc đọc từng bài và ghi chép lại một số thông tin cơ bản như:

  • Đề tài, chủ đề và nội dung cảm xúc bao chùm bài thơ.
  • Đặc điểm thể loại và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu.
  • Câu, chữm hình ảnh,..... cụ thể gây ấn tượng trong bài thơ.
  • Ví dụ, đây là ghi chép kết quả đọc bài thơ đầu tiên trong tập Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi)

Bài thực hành 2: 

Hãy đọc và ghi chép vắn tắt kết quả đọc hiểu một bài trong tập thơ mà em đã lựa chọn.

c) Nhận xét, đánh giá sau khi đọc tập thơ.

Muốn nhận xét, đánh giá chung về cả tập thơ, các em cần đọc lướt qua các kết quả dọc, ghi chép từng bài của tập thơ. Từ đó, liên hệ, so sánh và tổng hợp, khái quát lại theo một số yêu cầu sau:

Ấn tượng, cảm nhận chung của em về toàn bài tập thơ là gì?

Tập thơ gồm tác phẩm của những tác giả nào (nếu tập thơ gồm tác phẩm của nhiều tác giả?

Tập thơ viết về nhữung đề tài, chủ đề nào? đề tài, chủ đề nào nổi bật nhất trong tập thơ? Những bài thơ nào tiêu biểu cho đề tài, chủ đề ấy?

Có những thể thoe nào trong tập thơ? Thể thơ nào là chính? Hình thức nghệ thuật (vần nhịp, từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu, biện pháp tu từ ...) trong tập thơ có gì đặc biệt? Những bài thơ, câu thơ nào tiêu biểu cho nét đặc sắc nghệ thuật ấy của tập thơ?

Nhận xét, đánh giá chung: Tập thơ có đóng góp gì nổi trội về nội dung và nghệ thuẩ? Qua tậo thơ, có thể thấy chủ thể trữ tình - tác giả hiện lên ra sao ( cảm hứng chủ đạo, tâm trạng, cảm xúc, thái độ của nhà thơ với con người và cuộc đời,...) ? Có những điểm chung gặp gỡ và điểm riêng, đóng góp nổi bật nào của mỗi gương mặt tác giả trong tập thơ ( nếu tập thơ gồm tác phẩm của nhiều tác giả)? Tập thơ gọi ra suy nghĩ gì cho bản thân người đọc?

Bài thực hành 3: 

Em hãy hoàn thành các hoạt động đọc một tập thơ đã lựa chọn (theo cá nhân hoặc theo nhóm) và ghi lại kết quả các hoạt động đó để chuẩn bị cho việc viết bài giới thiệu một tập thơ.

Bài thực hành 1 (phần 2):

Em hãy thực hiện hoạt động trước khi đọc một tập thơ truyện ngắn hoặc tiểu thuyết theo sở thích và giới thiệu kết quả thực hiện hoạt động.

b) Đọc tập truyện ngắn, tiểu thuyết

Với tập truyện ngắn, người đọc có thể lựa chọn thứ tự đọc từng truyện trong tập theo sở thích, điều kiện cá nhân, nhưng vẫn phải đảm bảo đọc đầy đủ và kĩ lưỡng tất cả các truyện. Còn với tiểu thuyết, người đọc cần đọc một văn bản truyện đã được học trong nhiều bài đọc hiểu vào việc đọc từng truyện học chương tiểu thuyết và ghi chép lại một số thông tin cơ bản như:

  • Đề tài, chủ đề, tư tưởng: "Truyện ngắn, chương tiểu thuyết viết về điều gì và qua đó tập trung thể hiện vấn đề nào? Tư tưởng, thái độ của người kể chuyện là gì?
  • Đặc điểm thể loại và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu: chi tiết, cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn, mở đầu và kết thúc,....có gì đặc biệt và tác dụng của các yếu tố hình thức đó trong việc thể hiện nội dung tác phẩm?
  • Đánh dấu những chi tiết, hình ảnh, câu chữ, đoạn văn,... trong truyện ngắn hoặc chương tiểu thuyết mà em thấy ấn tượng hoặc băn khoăn, cần lưu ý

Bài thực hành 2 (phần 2):

Hãy đọc và ghi chép vắn tắt kết quả đọc hiểu một truyện ngắn hoặc một chương tiểu thuyết trong tập chuyện hoặc cuốn tiểu thuyết trong tập truyện hoặc cuốn tiểu thuyết mà em đã lựa chọn:

c) Nhận xét, đánh giá chung về cả tập truyện, cuốn tiểu thuyết, các em cần đọc lướt qua các kết quả đọc, ghi chép   bài của tập truyện hoặc các chương tiểu thuyết. Từ đó, liên hệ, so sánh và tổng hợp, khái quát lại theo một số yêu cầu sau:

  • Ấn tượng, cảm nhận chung của em về tập truyện ngắn, tiểu thuyết là gì?
  • tập truyện ngắn, tiểu thuyết đề cập tới các đề tài nào? Chủ đề nổi bật của tác phẩm là gì? Chủ đề đó được thể hiện qua những truyện / chương nào?
  • Những nhân vật nào được khắc họa đậm nét, hìau ý nghĩa trong tập truyện, tiểu thuyết?
  • Những truyện nào (trong tập truyện ngắn), chương nào (trong tiểu thuyết) đặc sắc hơn cả? 
  • Nghệ thuật của tập truyện ngắn, tiểu thuyết có gì độc đáo ( cách xây dựng tình huống truyện, việc lựa chọn người kể và ngôi kể, trật tự kể, ngôn ngữ của nhân vật, của người kể chuyện, không gian, thời gian của tác phẩm...)?
  • Tập truyện ngắn, tiểu thuyết thể hiện tư tưởng, tình cảm,...của nhà văn với con người và cuộc đời như thế nào?
  • Có những điểm chung gặp và điểm riêng nổi bật nào của mỗi gương mặt tác giả được thể hiện qua các truyện ngắn trong tập ( nếu tậo truyện ngắn gồm tác phẩm của nhiều tác giả)?
  • Ý nghĩa của tập truyện ngắn, tiểu thuyết đối với người đọc là?

 

Bài thực hành 3 (phần 2):

Em hãy hoàn thành các hoạt động đọc tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết đã lựa chọn ( theo cá nhân hoặc theo nhóm) và ghi lại kết quả các hoạt động cho việc viết bài giới thiệu một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết.

Bài thực hành 1( phần 3):

Hãy viết bài giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết mà em đã chọn đọc ở trên.

a) Chuẩn bị

  • Lựa chọn tập thơ, tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết đã đọc để viết bài giới thiệu.
  • Lựa chọn tư liệu, hình ảnh sử dụng trong bài giới thiệu. Ví dụ: chân dung tác giả, hình ảnh tập thơ, tập truyện, tiểu thuyết.

b) Tìm ý và lập dàn ý

  • Tìm ý cho bài giới thiệu bằng cách đặt ra và trả lời câu hỏi sau:
  • Mục đích của bài giới thiệu là gì? Ai là người đọc bài giới thiệu (thầy, cô, bạn bè....)?
  • Bài viết sẽ giới thiệu những điều gì về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? Những dẫn chúng nào từ văn bản được sử dụng để làm rõ nội dung định giới thiệu?
  • Có thể đặt nhan đề cho bài giới thiệ, đặt các tiêu mục cho bài giới thiệu như thế nào? Có cần sử dụng thêm tranh, ảnh trong bài giới thiệu không?
  • Lập dàn ý cho bài giới thiệu:
  • Mở bài:
  • Nhan đề bài viết
  • Dẫn dắt và nêu tên tác phẩm, tác giả ấn tượcng chung hoặc nội dung khái quát của bài giới thiệu.
  • Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung định giới thiệu theo thứ tự phù hợp. Ví dụ:
  • Giới thiệy thông tin khái quát về tác phẩm (nhà xuất bản, số lượng bài thơ/ truyện ngắn, bố cục,.....)
  • Giới thiệu nội dung chính của tác phẩm 
  • Giới thiệu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
  • Nêu nhân xét, đánh giá và tác động của tác phẩm đến người đọc.
  • Kết bài: Khi khái quát lại nội dung bài giới thiệu, khích lệ mọi người cùng đọc và chia sẻ về tác phẩm.

c) Viết bài giới thiệu

  • Viết bài giới thiệu theo dàn ý.
  • Chú ý diễn đạt mạch lạc, sử dụng từ ngữ trong sáng, đảm bảo chuẩn chính tả và ngữ pháp.
  • Sử dụng tranh ảnh ( nếu cần) và các công cụ (cỡ chữ, phông chữ, màu sắc,...) phù hợp để trình bày bài viết.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết

Dựa vào dàn ý đã lập và chỉ dẫn trong mục Viết bài giới thiệu để tự kiểm tra và chỉnh sửa.

Bài thực hành 2 (phần 3):

Hãy trình bày, giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết mà em đã lựa chọn để đọc và viết bài giới thiệu ở trên (có thể lựa chọn hình thực giới thiệu theo cá nhân hoặc theo nhóm).

a) Chuẩn bị

  • Lựa chọn tập thơ, tập truyện hoặc tiểu thuyết để trình bày, giới thiệu. Ví dụ, giới thieyej tập thơ "Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi).
  • Xác định đối tượng, không gian, thời gian và cách thức trình bày, giới thiệu. Vì dụ, giới thiệu trước thầy, cô và các bạn trong lớp, thời gian thuyết trình từ 8 - 10 phút, tiến hành theo nhóm.
  • Chuẩn bị các phương tiện cho bài thuyết trình: bản trình chiếu nội dung giới thiệu, nhạc nền, phần đọc diễn cảm một vài bài thơ trong tập,....

b) Tìm ý và lập dàn ý, xây dựng kịch bản cho bài thuyết trình giới thiệu.

  • Tìm ý: Xem lại bài viết giới thiệu tập thơ Quốc âm thi tập để xác định các thông tin cần trình bày, giới thiệu.
  • Lập dàn ý cho bài thuyết trình (có thể sử dụng sơ đồ tư duy):
  • Mở đầu: Chào hỏi, giới thiệu tên tập thơ Quốc âm thi tập, tác giả, người sưu tập tập và đánh giá chung ban đầu về tập thơ.
  • Nội dung chính: Trình bày, giới thiệu các thông tin về tập thơ theo một trình tự hợp lí. Ví dụ: giới thiệu chung về tập thơ, giới thiệu nội dung chính của tập thơ, giới thiệu đặc sắc nghệ thuật của tập thơ, nêu nhân xét, đánh giá về tập thơ,....
  • Kết thúc:
  • Khái quát chung về tập thơ khích lệ mọi người cùng đọc tập thơ.
  • Bày tỏ mong muốn nhận được ý kiến phản hồi từ người nghe về bài thuyết trình giới thiệu.
  • Xây dựng kịch bản giới thiệu dựa vào dàn ý bài thuyết trình và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, Các thành viên tahao luyện theo kịch bản.

c) Trình bày, giới thiệu.

d) Kiểm tra và chỉnh 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải chuyên đề ngữ văn 10 cánh diềuđề 3 đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết. Giải chuyên đề 3 ngữ văn 10 cánh diều

Bình luận

Giải bài tập những môn khác