Bài thực hành 3:
Từ kịch bản đã biên soạn, thực hành làm đạo diễn với hai hình thức hoạt cảnh và tiểu phẩm.
Gợi ý:
Nêu các ý tưởng tổ chức biểu diễn, thể hiện kịch bản trên sân khấu với các hướng dẫn về bối cảnh, trang phục, nhân vật, đạo cụ: phân màn/ cảnh và những lưu ý về cách thức thể hiện hành động, tâm trạng, lời thoại,.....
Ví dụ, từ kịch bản Hồi trống Cổ Thành ở phần trên, có thể nêu lên một số yêu cầu cho việc chuyển từ kịch bản lên sâu khấu như sau:
a) Bài trí sân khấu
- Hình ảnh Cổ Thành (toàn thành cổ, trên có lính gác mặc trang phục, khí giới đứng canh thành).
- Trước cổng thành là đoàn người gồm: Quan Công, Cam phu nhân và Mi phu nhân, Tôn Càn, ngựa xe,...; trang phục theo kiểu quan phục, váy áo Trung Quốc.
b) Trình tự phân cảnh và hoạt động
- Cảnh 1: Quan Công sai Tôn Càn vào thành gặp Trương Phi kể lại sự tình về Quan Công và các phu nhân.
- Cảnh 2: Trương Phi nghe xong, chẳng nói năng gì, lặp tức mặc áo giáp, vác xà ngựa, dẫn một nghìn quân ra cửa bắc gặp Quan Công (Quan Công mừng rỡ gặp tế ngựa lại đón; Trương phi mắt tròn xơ, râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu lại đâm Quan Công)
- Cuộc đối thoại giữa Quan Công và Trương Phi diễn theo kịch bản.
- Cảnh 3: Quan Công chém tướng Tào là Sái Dương ( Sái Dương đi đàu, vác đao tế ngựa chạy lại, quát to; Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại. Trương Phi thẳng cánh đánh troóng, chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn xuống đất.)
- Cảnh 4: Trương Phi quỳ lạy Quan Công (Tên lính của Sái Dương kể lại những gì biết được về Quan Công. Hai phu nhân kể về những chuyện Quan Công đã phải tari qua trong trướng Tào Tháo. Trương Phi nghe hết chuyện, rỏ nước mắt khóc, thụp xuống lạy Vân Trường.).
c) Phân vai: Giao nhiệm vụ diễn xuất cho từng người theo các nhân vật.
d) Sửa cử chỉ, nét mặt, lời thoại cho diễn viên.
e) Chỉnh sửa kịch bản (nếu cần)
Bình luận