Chọn một trong các tác phẩm dưới đây, biên soạn kịch bản văn học dưới dạng một hoạt cảnh ngắn để biểu diễn trên lớp học vào tiết học ấy:

Bài thực hành 1:

Chọn một trong các tác phẩm dưới đây, biên soạn kịch bản văn học dưới dạng một hoạt cảnh ngắn để biểu diễn trên lớp học vào tiết học ấy:

  • "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi
  • "Câu cá mùa thu" của Nguyễn 
  • "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm
  • "Lính đảo hát tình ca trên đảo" của Trần Đăng 

Học sinh thực hành theo các bước sau:

a) Chuẩn bị

  • Đọc lại các tác phẩm đã nêu ở trên.
  • Xác định tác phẩm yêu thích và có thể xây dựng hoạt cảnh ngắn
  • Xác định hình thức hoạt cảnh (đọc / ngâm thơ trên nền nhạc; minh họa ảnh chân dung, tư liệu hay video clip; sử dụng bài hát đã phổ nhạc; kết hợp đọc và múa;........
  • Xác định những thiết bị và dụng cụ cần cho việc xây dựng hoạt cảnh.

b) Biên soạn kịch bản:

  • Mô tả các yêu cầu cụ thể về thời lượng, thiết bị, dụng cụ,.... cho việc dừng hoạt cảnh mô tả nội dung hoạt cảnh,....
  • Ví dụ, kịch bản hoạt cảnh cho bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo  của Trần Đăng Khoa:
  • Thời lượng 5 - 7 phút
  • Hình ảnh hoặc video clip: sóng, gió, những người lính Trường Sa đầu trọc; những bãi "đá trọc đầu" lô nhô, cột mốc thiêng liêng của Tổ Quốc, cờ đỏ sao vàng tung bay trên đảo;....
  • Bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo (in sẵn, trang trí trên phông, nền đẹp).
  • Mô tả nội dung hoạt cảnh: đọc bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo  trên nền minh họa bằng cách chiếu các hình ảnh hoặc video clip về Biển Đông và Quần đảo Trườg Sa. Tính toán độ dài của bài thơ và bố trí các ảnh minh họa phì hợp với từng nội dung cụ thể mà bài thơ nói tới. Chú ý hình ảnh mở đầu và kết.


 

Chọn tác phẩm "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi với hoạt cảnh nhân dân đang lầm than trước áp bức bóc lột của giặc ngoại xâm.

Hình thức hoạt cảnh kết hợp ngâm thơ và video tài liệu.

Xây dựng hoạt cảnh cần dụng cụ máy chiếu và một số nhân vật tạo lên tình huống, xung đột.

Kịch bản xây dựng 5 - 10 phút

Hình ảnh đầu tiên sẽ là hình ảnh nhân dân đau khổ, lầm than ( có thể là video ngắn)

Tiếp tới sẽ là một số câu ngâm thơ cùng nhân vật hoặc video chiếu kèm.

Kết hợp với tiếng khóc, súng, mắng chửi,....

Chuyển sang tình huống tiếp theo là nỗi đau và suy nghĩ của tác giả - Nguyễn Trãi khi chứng kiến những đau khổ, tàn khốc mà giặc gây lên 

sau những câu ngâm thơ kết hợp với chiếu hình ảnh lá cờ hoặc hình ảnh Lê Lợi dành chiến thắng.

Kết màn là cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân sau cuộc xâm lược.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác