Dựa vào số liệu Bảng 4.1, hãy tính biến thiên entropy chuẩn của các phản ứng sau: a) SO3 (g) → SO2 (g) + $ \frac{1}{2}$ O2 (g) và so sánh giá trị $ \Delta _{r}S_{298}^{o}$ của phản ứng này với phản ứng ở ví dụ 1. Giải thích. b) C (graphite, s) + O2 (
2. BIẾN THIÊN ENTROPY TRONG PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Câu hỏi vận dụng:
Dựa vào số liệu Bảng 4.1, hãy tính biến thiên entropy chuẩn của các phản ứng sau:
a) SO3 (g) → SO2 (g) + $ \frac{1}{2}$ O2 (g) và so sánh giá trị $ \Delta _{r}S_{298}^{o}$ của phản ứng này với phản ứng ở ví dụ 1. Giải thích.
b) C (graphite, s) + O2 (g) → CO2 (g).
Giải thích tại sao giá trị này lại lớn hơn 0 không đáng kể.
a) $\Delta _{r}S_{298}^{o}$ = $S_{298}^{o}$(SO2,g) + $\frac{1}{2}S_{298}^{o}$(O2,g) - $S_{298}^{o}$(SO3,g) =248,1 + $\frac{1}{2}$.205,03 - 256,66 = 93,95 J/K
Nhận xét: Biến thiên entropy chuẩn của phản ứng này bằng biến thiên entropy chuẩn của ví dụ 1 nhưng ngược dấu. Giải thích : phản ứng này xảy ra làm số phân tử khí tăng lên, chuyển động các phân tử hỗn loạn hơn, nên entropy của hệ tăng.
b) $\Delta _{r}S_{298}^{o}$ = $S_{298}^{o}$(CO2,g) - $S_{298}^{o}$(C graphite,s) - $S_{298}^{o}$(O2,g) = 213,7 - 5,69 - 205,03 = 2,98 J/K
Nhận xét: Giá trị này lớn hơn 0 không đáng kể vì khi 1 mol C (graphite, s) phản ứng với 1 mol O2 (g) sinh ra 1 mol CO2 (g) thì mức độ hỗn loạn các phân tử không tăng lên đáng kể, số mol khí trước và sau phản ứng bằng nhau.
Bình luận