Dựa vào bảng

BÀI TẬP 4: Dựa vào bảng dưới đây

Tên nền văn minh

Thời gian

Văn minh Ai Cập cổ đại

Khoảng năm 3200 – năm 30 TCN

Văn minh Lưỡng Hà cổ đại

Khoảng cuối thiên niên kỷ IV TCN – giữa thiên niên kỷ I TCN

Văn minh Ấn Độ thời kỳ cổ - trung đại

Giữa thiên niên kỷ III TCN – năm 1857

Văn minh Trung hoa thời kỳ cổ - trung đại

Khoảng thế kỷ XXI TCN – năm 1911

Văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại

Khoảng cuối thiên niên kỷ III TCN – năm 476

Văn minh Tây Âu thời kỳ phục hưng

Thế kỷ XV – XVII (ở Tây Âu)

4.1.Trình bày sự phát triển của một số nền văn minh tiêu biểu trên thế giới thời kì cổ — trung đại trên trục thời gian.

4.2. Nêu nhận xét về thời gian hình thành và lịch sử phát triển của các nền văn minh phương Đông và phương Tây thời kì cổ — trung đại.

 


4.1. Trình bày sự phát triển của một số nền văn minh tiêu biểu trên thế giới thời kỳ cổ - trung đại trên trục thời gian.

* Văn minh Ai Cập cổ đại:

- Văn minh Ai Cập cổ đại đã có những đóng góp vĩ đại cho các ngành khoa học, kĩ thuật của nhân loại, đặc biệt là các ngành Toán học, Thiên văn học và Y học.

- Văn minh Ai Cập cổ đại đã góp phần vào sự phát triển rực rỡ của nền văn minh này, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực của nền văn minh nhân loại. 

* Văn minh Lưỡng Hà cổ đại: 

- Chữ viết: Chữ viết ở Lưỡng Hà đầu tiên do người Xu me sáng tạo vào cuối thiên kỉ IV TCN. Trong thời kì đầu, chữ viết của Lưỡng Hà cũng là chữ tượng hình.

- Văn học: Văn học Lưỡng Hà cổ đại đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hơn nữa văn học Lưỡng Hà đã có ảnh hưởng lớn đối với khu vực Tây A. Những truyện Khai thiên lập địa, sáng tạo ra loài người, Nạn hồng thủy... trong kinh thánh đều bắt nguồn từ nền văn học Lưỡng Hà.

- Tôn giáo: Cư dân Lưỡng Hà cổ đại thờ rất nhiều loại thần như thần tự nhiên, thần động vật, thần thực vật, linh hồn người chết... Hơn nữa, trước khi thành lập quốc gia thống nhất, Lưỡng Hà bao gồm nhiều thành bang, mỗi thành bang có những thần riêng nên đối tượng sùng bái của cư dân Lưỡng Hà rất phức tạp, vị trí của các thần trước sau thường khác nhau.

- Luật pháp: Lưỡng Hà là khu vực có những bộ luật sớm nhất. Từ thời vương triều III cua thành bang Ua (thế kỉ XXII-XXI TCN), ở Lưỡng Hà đã ban hành bộ luật cổ nhất thế giới nhưng ngày nay chỉ còn lại được một số đoạn. Những đoạn ấy nói đến các vấn đề kế thừa tài sản, nuôi con nuôi, địa tô, bảo vệ vườn quả, trách nhiệm của người chăn nuôi đối với súc vật, sự trừng phạt đối với nô lệ bướng bỉnh và nô lệ chạy trốn.

- Kiến trúc và điêu khắc: Nghệ thuật tạo hình của Lưỡng Hà cổ đại bao gồm hai mặt chính là kiến trúc và điêu khắc, trong đó đặc biệt là kiến trúc. Các công trình kiến trúc chủ yếu là tháp, đền miếu, cung điện, thành, vườn hoa. Vì thiếu đá, gỗ, các công trình kiến trúc của Lưỡng Hà (lều xây dựng bằng gạch nhưng cũng rất to lớn hùng vĩ.

- Toán học, thiên văn, y học: 

+Toán học: Thành tựu toán học đầu tiên của cư dân Lưỡng Hà cần nói đến là phép đếm độc đáo của họ. Từ thời Xume, cư dân Lưỡng Hã lấy số 5 làm cơ sở của phép đếm. Việc đó bắt nguồn từ cách đếm số ngón tay của một bàn tay.

+ Thiên văn: Người Lưỡng Hà cổ đại cũng đạt được những thành tựu quan trọng. Các tăng lữ thường ngồi trên các tháp cao để quan sát thiên văn. Trong một năm, bầu trời Lưỡng Hà thường trong sáng được 8 tháng đã giúp cho các nhà thiên văn với mắt thường cũng có thể quan sát các tinh tú.

+ Y học: Người Lưỡng Hà cổ đại cũng đã có những hiểu biết đáng kể. Trong các tài liệu y học để lại đến ngày nay đã thấy nói đến các bệnh ở đầu, khí quản hô hấp, mạch máu, tim, thận, dạ dày, tai, mắt, phong thấp, ngoài da, bệnh phụ nữ... Hiện tượng của bệnh trúng gió được ghi lại như sau: "... mồm bệnh nhân méo xệch, mắt nhắm nghiền, môi mím chặt, không nói được".

* Văn minh Ấn Độ thời kỳ cổ - trung đại:

- Tôn giáo: Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn. Các tôn giáo không chỉ ảnh hưởng và có ý nghĩa sâu sắc đối với văn minh Ấn Độ mà còn được truyền bá ra bên ngoài và để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử nhân loại. Hai tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng hàng đầu của Ấn Độ là Hin-đu giáo và Phật giáo.

- Chữ viết: Chữ viết cổ nhất của Ấn Độ được tìm thấy trong nền văn minh sông Ấn. Về sau, ở Ấn Độ xuất hiện chữ Kha-rốt-thi và chữ Bra-mi. Trên cơ sở đó, người Ấn Độ đã cải biên chữ viết để ghi âm tiếng San-xcrít (tiếng Phạn). Chữ viết của Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á và được cải biên thành chữ viết của một số quốc gia trong khu vực này.

- Văn học Ấn Độ đạt nhiều thành tựu rực rỡ, tiêu biểu nhất là kinh Vê-đa, sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na, các tác phẩm của Ca-li-đa-sa (như vở kịch Sơ-kun-td-Ì4),...

Văn học Ấn Độ chứa đựng những giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc, là niềm tự hào của người đân Ấn Độ, trở thành nguồn cảm hứng, để tài sáng tác của nhiều ngành nghệ thuật khác, không chỉ ở Ấn Độ mà cả nhiều quốc gia khác, nhất là khu vực Đông Nam Á.

- Kiến trúc điêu khắc: Kiến trúc, điêu khắc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Người Ấn Độ đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc đổ sộ như: cột đá, chùa và tháp Phật giáo; đền thờ, lăng mộ Hin-đu giáo; các thánh đường, cung điện Hồi giáo. Kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ đã có những ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á.

- Khoa học, kỹ thuật: Người Ấn Độ sớm đạt được trình độ cao trong khoa học và kỹ thuật. Những thành tựu về khoa học, kỹ thuật của Ấn Độ có ý nghĩa và đóng góp quan trọng vào kho tàng tri thức của nhân loại. 

* Văn minh Trung Hoa thời kỳ cổ - trung đại

- Tư tưởng, tôn giáo: Phật giáo được du nhập vào Trung Hoa khoảng những thế kỉ đầu Công nguyên, được cải biến và phát triển rực rỡ, sau đó lan toả, ảnh hưởng ra các quốc gia khác trong khu vực.

- Chữ viết: Từ những loại hình chữ viết cổ nhất xuất hiện trong thời kì nhà Thương, bao gồm chữ khắc trên mai rùa, xương thú (chữ giáp cốt) và khắc trên đổ đồng (kim văn), chữ viết của Trung Hoa đã nhiều lần được chỉnh lí và phát triển thành chữ Hán ngày nay.

- Văn học: Kho tàng văn học Trung Hoa đồ sộ, đa dạng về thể loại. nội dung và phong cách nghệ thuật.

Chữ viết và văn học của Trung Hoa được truyền bá đến một số nước trong khu vực và cũng để lại dấu ấn sâu sắc trong văn hoá Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.

- Kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ: Kiến trúc và điêu khắc Trung Hoa có sự gắn kết mật thiết với nhau, có công năng sử dụng rất đa dạng như: nhà ở, cung điện; các công trình phòng thủ, quân sự; các công trình tôn giáo, lăng mộ,... Những công trình nổi tiếng nhất của kiến trúc Trung Hoa bao gồm: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Di Hoà Viên, Thập Tam Lăng...

- Khoa học, kỹ thuật: Văn minh Trung Hoa đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Y - Dược học, Sử học,... và phát minh kĩ thuật.

* Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại:

Nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đã phát triển rực rỡ và trở thành cơ sở của văn minh phương Tây sau này. Trong thời hậu kì trung đại, sự phục hưng của nhiều giá trị từ văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại và những tiến bộ không ngừng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật đã khiến văn minh Tây Âu tiếp tục đạt được nhiều thành tựu, tạo cơ sở cho sự phát triển của châu Âu trong thời kì cận đại và hiện đại.

* Văn minh Tây Âu thời kỳ phục hưng:

Trong thời hậu kì trung đại, sự phục hưng của nhiều giá trị từ văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại và những tiến bộ không ngừng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật đã khiến văn minh Tây Âu tiếp tục đạt được nhiều thành tựu, tạo cơ sở cho sự phát triển của châu Âu trong thời kì cận đại và hiện đại.

4.2. Nêu nhận xét về thời gian hình thành và lịch sử phát triển của các nền văn minh phương Đông và phương Tây thời kì cổ — trung đại.

Nếu như các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở gần các vùng biển lớn với điều kiện tự nhiên không quá thuận lợi thì ngược lại, các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành dọc theo lưu vực những con sông lớn. Tại các khu vực này đất đai màu mỡ và rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

 


Từ khóa tìm kiếm Google: Giải SBT Lịch sử 10 kết nối tri thức; Lịch sử 10 kết nối tri thức, giải lịch sử 10 kết nối tri thức sách bài tập bài 5 Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời kỳ cổ - trung đại, giải SBT lịch sử 10 kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác