Đọc các đoạn trích sau (trong Lão Hạc của Nam Cao) và trả lời câu hỏi. - Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... -

Câu 5: Đọc các đoạn trích sau (trong Lão Hạc của Nam Cao) và trả lời câu hỏi.

- Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

- Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?".

- Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.

Câu hỏi:

  1. a) Trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật; những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người?
  2. b) Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự?


a) – Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật là: móm mém, vật vã, xồng xộc, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc.
- Những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người: hu hu, ư ử
b) Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi tả, gợi âm thanh và có tính biểu cảm. Nhờ những từ này, lời văn trở nên sinh động, chân thực hơn và đôi khi nó còn cách để thể hiện cách nhìn, cách biểu hiện của người viết.


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác