Đọc bài thơ Sao không về Vàng ơi! của Trần Đăng Khoa và trả lời các câu hỏi:

Bài tập 7. Đọc bài thơ Sao không về Vàng ơi! của Trần Đăng Khoa và trả lời các câu hỏi:

Tao đi học về nhà

Đầu tiên mày rối rít

Cái đuôi mừng ngoáy tít

Rồi mày lắc cái đầu

Khịt khịt mũi, rung râu

Chân trước chồm, mày bắt

Là mày chạy xổ ra

Rồi mày rún chân sau

 Thế là mày tất bật

Cũng nhớ mày lắm đấy...

Bắt tay tao rất chặt

Đưa vội tao vào nhà

Dù tao đi đâu xa

Cũng nhớ mày lắm  đấy

Hôm nay tao bỗng thấy

Cái cổng rộng thế này

Là Vì không thấy bóng mày

Nằm chờ tao trước cửa

Không nghe tiếng mày sủa

Như những buổi trưa nào

Không thấy mày đón tao

Cái đuôi vàng ngoáy tít

Cái mũi đen khịt khịt

Mày không bắt tay tạo

Tay tao buồn làm sao...

Sao không về hả chó?

Nghe bom thằng Mỹ nổ

Mày bỏ chạy đi đâu?

Tao chờ mày đã lâu

Cơm phần mày để cửa

Sao không về hả chó?

Tao nhớ mày lắm đó

Vàng ơi là Vàng ơi!...

(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016, tr. 20 – 22)

1. Em hãy chỉ ra một số đặc điểm hình thức của bài thơ như thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp.

2. Sắp xếp các sự việc diễn ra trong bài thơ theo trật tự đúng.

Bạn nhỏ nhớ Vàng, để phần cơm chờ Vàng về.

Bom Mỹ nổ khiến Vàng hoảng sợ, bỏ đi mất.

Bạn nhỏ đi học về, không thấy Vàng ra đón.

Mỗi khi bạn nhỏ đi học về là con chó Vàng mừng rỡ ra đón.3. Hình ảnh con chó Vàng hiện lên như thế nào qua miêu tả của nhà thơ?

4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng để miêu tả hình ảnh con chó Vàng trong đoạn thơ sau. Biện pháp tu từ đó có tác dụng như thế nào?

Chân trước chồm, mày bắt

Thế là mày tất bật

Đưa vội tao vào nhà.

5. Trong dòng thơ Tay tao buồn làm sao, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

6. Tìm từ láy trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của các từ láy đó:

Đầu tiên mày rối rít

Cái đuôi mừng ngoáy tít

Rồi mày lắc cái đầu

Khịt khịt mũi, rung râu.

7. Nêu cảm nhận của em về tình cảm của bạn nhỏ dành cho con chó Vàng.


1.

- Thể thơ: 5 chữ

- Cách gieo vần: vần chân và vần đầu

- Ngắt nhịp: 3/2, 2/3

2. Sắp xếp: 4 - 2 - 3 -1

3. Miêu tả cậu vàng của nhà thơ:

- Cái đuôi vàng ngoáy tít

- Cái mũi đen khịt khịt

4. Biện pháp tu từ được sử dụng: nhân hoá

Tác dụng: Làm cho hình ảnh chú chó thêm gần gũi, thân quen với tác giả được miêu tả giống như con người.

5. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá 

=>. Tạo cho câu văn thêm sự sinh động, hấp dẫn, như muốn nói khi không còn hình ảnh chú chó hay bắt tay mặt mừng nữa thì bàn tay của tác giả dường như bị buồn.

6. Từ láy trong đoạn trích: khịt khịt

=> Làm câu văn dễ hình dung, dễ hình dung.

7. Tình cảm của bạn nhỏ dành cho con chó Vàng đó chính là chú chó như một người bạn yêu quý, luôn gần gũi, gắn bó với chú chó.

 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác