Đề số 6: Đề kiểm tra địa lí 11 Chân trời bài 6 Một số vấn đề an ninh toàn cầu

ĐỀ SỐ 6

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: An ninh lương thực được hiểu là:

  • A. Khả năng sản xuất lương thực ở mỗi quốc gia và sự dư thừa về lương thực, chứng minh cho sự dồi dào của một quốc gia về lương thực.
  • B. Sự bảo đảm của mỗi quốc gia và thế giới về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu 
  • C. Tình trạng hấp thu dinh dưỡng từ lương thực, thực phẩm của người dân có được tốt hay không và sự tác động của chính quyền đến vấn đề đó.
  • D. Tất cả các đáp án trên.  

Câu 2: Đâu không phải là khu vực chịu tác động mạnh nhất của nạn đói?

  • A. Đông Phi
  • B. Trung Phi
  • C. Đông Á
  • D. Nam Á 

Câu 3: Năm 2021, thế giới có khoảng bao nhiêu người bị đói, thiếu dinh dưỡng?

  • A. 750 triệu người
  • B. 1.4 tỉ người
  • C. 2.3 tỉ người
  • D. 3.7 tỉ người  

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Năng lượng là nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế.
  • B. Các cuộc xung đột ở thế kỉ XX đều liên quan đến vấn đề năng lượng và an ninh năng lượng. 
  • C. Tình trạng này ngày càng rõ nét và căng thẳng hơn trong quan hệ quốc tế ở đầu thế kỉ XXI.
  • D. Thế giới vẫn phụ thuộc nhiều vào năng lượng hạt nhân, trong khi đó, trữ lượng các nguyên liệu để làm ra loại năng lượng này có xu hướng giảm, đối mặt với nguy cơ cạn kiệt trong tương lai.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trình bày khái niệm về an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống ở Việt Nam.

Câu 2 (2 điểm): Từ đấu thế kỷ XX, thuật ngữ an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống được sử dụng phổ biến ở đâu?


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

C

C

D

Tự luận: 

Câu 1 (4 điểm):

  • An ninh truyền thống là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
  • An ninh phi truyền thống không bao hàm an ninh quân sự và bao gồm một số vấn đề toàn cầu nhưu an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh mạng, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố. 

Câu 2 (2 điểm):

Từ đầu thế kỷ XX, thuật ngữ an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống được sử dụng phổ biến trong các hội nghị; diễn đàn khu vực, quốc tế; hợp tác song phương, đa phương giữa các quốc gia,…


Bình luận

Giải bài tập những môn khác