Đề kiểm tra Địa lí 11 CTST bài 10: Liên minh châu Âu

Đề thi, đề kiểm tra địa lí 11 Chân trời sáng tạo bài 10 Liên minh châu Âu. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

 

 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về EU năm 2021?

  • A. Tổng diện tích là 4.2 triệu $km^2$
  • B. Tỉ lệ diện tích EU so với thế giới là 2.8%
  • C. Tổng số dân là 446.9 triệu người
  • D. Tỉ lệ dân số EU so với thế giới là 2.8%

Câu 2: Bốn mặt tự do lưu thông trong EU không bao gồm:

  • A. Tự do di chuyển
  • B. Tự do quân sự
  • C. Tự do lưu thông hàng hoá
  • D. Tự do lưu thông tiền vốn

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về việc hợp tác trong sản xuất và dịch vụ của EU?

  • A. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ là một trong những mục tiêu của EU nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất và sức mạnh kinh tế. Tuy vậy, hiện nay chỉ có lĩnh vực công nghệ điện tử được các nước EU chú trọng hợp tác.
  • B. Trong lĩnh vực công nghiệp, nhiều ngành sản xuất công nghiệp quan trọng của EU được hợp tác từ các quốc gia thành viên như công nghiệp hàng không vũ trụ, sản xuất ô tô, điện tử – tin học,...
  • C. Trong lĩnh vực nông nghiệp, các quốc gia thành viên EU tăng cường sự hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực chung và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
  • D. Chính sách tự do lưu thông đã thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ, nhất là dịch vụ vận tải.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về Liên Minh châu Âu (EU)?

  • A. Năm 1993, Cộng đồng châu Âu chính thức đổi tên thành Liên minh châu Âu.
  • B. Từ 6 quốc gia thành viên ban đầu, đến nay EU có 27 thành viên chính thức (năm 2022).
  • C. Trụ sở EU được đặt tại thủ đô Paris (Pháp).
  • D. Năm 2020, Anh rời khỏi EU.

Câu 5: Mục tiêu của EU là

  • A. tạo ra môi trường cho sự tự do lưu thông con người, dịch vụ, hàng hóa, tiền tệ.
  • B. xây dựng, phát triển một khu vực có sự hòa hợp về kinh tế, chính trị và xã hội.
  • C. cùng liên kết về kinh tế, luật pháp, an ninh và đối ngoại, môi trường, giáo dục.
  • D. góp phần vào việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới, chống biến đổi khí hậu.

Câu 6: Lĩnh vực nào sau đây không đặt ra làm mục đích của EU?

  • A. Kinh tế.
  • B. Luật pháp.
  • C. Nội vụ.
  • D. Chính trị.

Câu 7: Đồng Euro chính thức được đưa vào lưu hành năm:

  • A. 1957
  • B. 1978
  • C. 1999
  • D. 2010

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về EU năm 2021?

  • A. EU đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô, chiếm 21,3% sản lượng ô tô trên toàn thế giới
  • B. EU đứng hàng đầu thế giới về công nghiệp hàng không vũ trụ, điện tử – tin học, hoá chất,... 
  • C. Trong lĩnh vực thương mại, EU chiếm khoảng 15% giá trị thương mại hàng hoá của thế giới.
  • D. Trong các quốc gia thành viên của EU, chỉ có Đức, Pháp, Italy là có nền kinh tế phát triền còn các quốc gia khác thì kém phát triển.

Câu 9: Quy mô GDP của EU năm 2021 là bao nhiêu?

  • A. Gần 5 nghìn tỉ USD
  • B. Hơn 17 nghìn tỉ USD
  • C. Gần 23 nghìn tỉ USD
  • D. Hơn 40 nghìn tỉ USD

Câu 10:

Biểu đồ trên đây thể hiện cơ cấu:

  • A. Các mặt hàng xuất khẩu chính của EU năm 2021
  • B. Các mặt hàng nhập khẩu chính của EU năm 2021
  • C. Nguồn nhân lực cho việc sản xuất các mặt hàng chính của EU năm 2021
  • D. Sản lượng các mặt hàng chính của EU năm 2021

ĐỀ SỐ 2

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đối với chính sách tự do thương mại trên toàn cầu thì EU có thái độ như thế nào?

  • A. Ủng hộ
  • B. Phản đối
  • C. Lảng tránh
  • D. Chỉ muốn bản thân EU được tự do thương mại

Câu 2: Cộng đồng châu Âu được thành lập không từ sự hợp nhất của Cộng đồng nào?

  • A. Cộng đồng Than và thép châu Âu
  • B. Cộng đồng Xã hội châu Âu
  • C. Cộng đồng Kinh tế châu Âu
  • D. Cộng đồng Nguyên tử châu Âu

Câu 3: Trong cơ cấu tổ chức của EU, công dân các quốc gia có vai trò

  • A. bổ nhiệm.
  • B. chấp thuận.
  • C. bầu chọn.
  • D. tổ chức.

Câu 4: Đâu không phải một cơ quan đầu não của EU?

  • A. Ủy ban Tư pháp châu Âu
  • B. Nghị viện châu Âu
  • C. Hội đồng Bộ trưởng EU
  • D. Toà Kiểm toán châu Âu

Câu 5: Ở thời điểm năm 2021, quốc gia nào sau đây là thành viên của EU?

  • A. Na Uy
  • B. Phần Lan
  • C. Ukraine
  • D. Nga

Câu 6: Thực hiện quyền bố nhiệm Ngân hàng Trung ương của EU là

  • A. công dân các quốc gia.
  • B. chính quyền các quốc gia.
  • C. Nghị viện châu Âu.
  • D. Hội đồng bộ trưởng EU.

Câu 7: Cơ quan nào sau đây bổ nhiệm Uỷ ban châu Âu?

  • A. Nghị viện châu Âu.
  • B. Hội đồng châu Âu.
  • C. Hội đồng bộ trưởng EU.
  • D. Chính quyền các quốc gia.

Câu 8: Hiện nay EU có khoảng bao nhiêu liên kết vùng?

  • A. 3
  • B. 45
  • C. 158
  • D. 420

Câu 9: Ba trụ cột của EU theo Hiệp ước Maastricht bao gồm:

  • A. Cộng đồng châu Âu, Uỷ ban an ninh quốc tế, Chính sách văn hoá – xã hội
  • B. Hợp tác trong chính sách đối ngoại, Phối hợp hành động để gìn giữ hoà bình; Chính sách an ninh EU
  • C. Cộng đồng châu Âu, Chính sách đối ngoại và an ninh, Hợp tác về tư pháp và nội vụ
  • D. Liên minh thuế quan, Thị trường nội địa, Liên minh kinh tế và tiền tệ.

Câu 10: Thực hiện quyền bổ nhiệm Toa án Kiểm toán của EU là

  • A. công dân các quốc gia.
  • B. chính quyền các quốc gia.
  • C. Nghị viện châu Âu.
  • D. Hội đồng bộ trưởng EU.

ĐỀ SỐ 3

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

Câu 1 (6 điểm): Kể tên ba trụ cột của EU theo Hiệp ước Ma-xtrich năm 1993

Câu 2 (4 điểm): Kể tên các cơ quan thể chế đầu não của Liên minh châu Âu và xác định thể chế hoạt động của tổ chức này

 

ĐỀ SỐ 4

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

Câu 1 (6 điểm): Em hiểu như thế nào về bốn mặt tự do lưu thông của EU?

Câu 2 (4 điểm): Trình bày biểu hiện của hợp tác và liên kết trong EU với đồng tiền chung Ơ-rô.

ĐỀ SỐ 5

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các quốc gia là thành viên của EU nhưng không sử dụng đồng Euro chủ yếu nằm ở:

  • A. Tây Âu
  • B. Đông Âu
  • C. Bắc Âu
  • D. Tất cả các nước thành viên đều sử dụng đồng Euro.  

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về liên kết vùng Meuse – Rhine?

  • A. Vùng Meuse – Rhine được hình thành ở khu vực biên giới của CHLB Đức, Bỉ và Hà Lan. 
  • B. Vùng có diện tích khoảng 11 000 km với số dân khoảng 4 triệu người (năm 2021). 
  • C. Hằng ngày, có khoảng 430 000 người sang các nước láng giềng làm việc. Hệ thống kết nối giao thông của vùng khá phát triển để người dân đi lại thuận tiện. 
  • D. Các trường đại học của 3 quốc gia đã phối hợp tổ chức các khoá đào tạo chung nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vùng.  

Câu 3: 6 thành viên ban đầu của Cộng đồng châu Âu là:

  • A. CHLB Đức, Pháp, Italy, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg
  • B. CHLB Đức, Anh, Pháp, Italy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha
  • C. CHLB Đức, CHDC Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Italy
  • D. Đan Mạc, Hy Lạp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thuỷ Điển  

Câu 4: Việc đưa vào sử dụng đồng Euro không có ý nghĩa nào sau đây?

  • A. Phá vỡ vị thế thống trị của các đồng tiền có giá trị cao trên thế giới như đồng USD, đồng Bảng Anh, đồng Nhân dân tệ,…
  • B. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu
  • C. Xoá bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ
  • D. Tạo thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ ở khu vực Liên minh châu Âu được biểu hiện như thế nào?

Câu 2 (2 điểm): Chứng minh rằng EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới

ĐỀ SỐ 6

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cộng đồng châu Âu được thành lập vào năm nào?

  • A. 1945
  • B. 1954 
  • C. 1967
  • D. 1993

Câu 2: Mục tiêu của EU được thể hiện thông qua Hiệp ước Maastricht, năm 1993 và được bổ sung trong Hiệp ước Lisbon, năm 2009 với một số nội dung sau đây. Ý nào không đúng?

  • A. Thúc đẩy tự do lưu thông (hàng hoá, con người, dịch vụ, vốn) giữa các nước thành viên nhằm hướng đến xây dựng một thị trường thống nhất.
  • B. Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các quốc gia thành viên chủ yếu về kinh tế đồng thời, hạn chế sự ảnh hưởng của các vấn đề khác như pháp luật, an ninh, nội vụ,…
  • C. Duy trì, phát huy giá trị văn hoá và đảm bảo phúc lợi của công dân các nước thành viên.
  • D. Duy trì hoà bình và đảm bảo an ninh cho các quốc gia thành viên và thế giới. 

Câu 3: Trị giá xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của EU năm 2021 là bao nhiêu?

  • A. 2591 tỉ USD
  • B. 4458 tỉ USD
  • C. 8670.6 tỉ USD
  • D. 16500 tỉ USD 

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Nền kinh tế EU phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động thương mại. 
  • B. Hoạt động thương mại nội khối diễn ra mạnh mẽ do EU tập trung loại bỏ các rào cản thuế quan và thực hiện thị trường chung thống nhất giữa các quốc gia thành viên.
  • C. Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu. 
  • D. Năm 2021, EU đang dẫn đầu thế giới về hoạt động thương mại, chiếm 61,0% trị giá xuất khẩu và chiếm 19,6% trị giá nhập khẩu của thế giới.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Vì sao EU xây dựng thị trường chung? Việc hình thành thị trường chung có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển EU?

Câu 2 (2 điểm): Tại sao sự ra đời của đồng tiền chung Ơ-rô là bước tiến mới của sự liên kết EU?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Địa lí 11 CTST bài 10 Liên minh châu Âu, đề kiểm tra 15 phút địa lí 11 chân trời, đề thi địa lí 11 chân trời bài 10

Bình luận

Giải bài tập những môn khác